NET SMART - Thông minh và an toàn trong thế giới online (Chương trình dành cho tuổi teen và tuổi tiểu học)
Chưa bao giờ, thời gian ở trên mạng của các em học sinh lại nhiều như hiện nay. Nhất là từ khi dịch Covid-19 bùng phát, việc ở nhà cả ngày và học online càng làm cho các em có lý do hợp lý hơn để dành nhiều thời gian trên không gian ảo. Dù không thể phủ nhận những lợi ích mà Internet mang lại, nhưng thế giới trên mạng vẫn có mặt trái đáng lo ngại.
Theo một thống kê của UNICEF, có đến 1/3 thanh thiếu niên từng là nạn nhân của nạn bắt nạt trên mạng (bị nhục mạ, đe dọa, tấn công tinh thần qua mạng xã hội, tin nhắn…). Nhiều em trong số đó từng bỏ học, thậm chí còn nghĩ tới việc tự tử mà cha mẹ không hề hay biết. Bên cạnh đó, web “đen”, tin tức “bẩn”, nạn xâm phạm thông tin cá nhân và dụ dỗ trẻ vị thành niên qua mạng… cũng là những mối nguy luôn rình rập. Nếu không được trang bị các kiến thức và kỹ năng để tự mình chọn lọc và phòng vệ, các em rất dễ trở thành nạn nhân của cái xấu, cái ác trên mạng.
Chương trình Net Smart – Thông minh & An toàn Trong Thế giới Online được xây dựng để giúp các em:
- Nhận thức được những nguy cơ hữu hình và vô hình trong thế giới online.
- Biết chọn lọc những nguồn tin đáng tin cậy, hữu ích trên không gian mạng.
- Biết nhận diện và tránh xa những kẻ chuyên cám dỗ qua mạng.
- Biết bộc bạch những cảm xúc, vấn đề, những tò mò “khó nói” của mình và tìm kiếm sự giúp đỡ từ một người tin cậy.
- Biết cách tự phòng vệ và ứng xử phù hợp khi không may rơi vào những tình huống xấu trên mạng.
- Biết duy trì một nếp sống cân bằng giữa thế giới thực và thế giới ảo.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Các nội dung của chương trình Net Smart được truyền đạt đến các em một cách sinh động và dễ dàng tiếp thu với các em thông qua các đoạn phim hoạt hình vui nhộn, các trò chơi tương tác thú vị và tình huống mô phỏng thực tế. Được xây dựng dựa trên chương trình của Trung tâm Quốc gia Hoa Kỳ về Phòng tránh khai thác và xâm hại trẻ em, chương trình gồm 6 chủ đề sau đây:
Chủ đề 1: Bắt nạt trên mạng (Cyber-bullying)
- Thanh thiếu niên là nạn nhân của bắt nạt trên mạng khi các em bị chửi bới, lăng nhuc, bị xâm phạm hình ảnh cá nhân, bị lan truyền tin đồn giả mạo về bản thân, bị phát tán video xấu…
- Chủ đề này giúp các em biết cách tìm đến sự giúp đỡ khi không may là nạn nhận của vấn nạn này, hoặc tránh vô tình trở thành một kẻ bắt nạt. Các em cũng biết cách giúp đỡ khi chứng kiến bạn bè mình bị bắt nạt trên mạng (Cyber-bullying)
Chủ đề 2: Bảo vệ sự riêng tư trên mạng
- Khi tham gia mạng xã hội, các diễn đàn online…, các em rất dễ bị lộ các thông tin riêng tư và trở thành những “con mồi ngon” cho kẻ lừa đảo, dụ dỗ.
- Chủ đề này giúp các em hiểu rằng mọi thứ em nói hay làm trên mạng đều để lại “dấu vết” về cá nhân em, vì vậy hãy cẩn thận với những gì mình chia sẻ trên mạng.
Chủ đề 3: Nhận biết các trang tin “trá hình”
- Có rất nhiều trang tin ngày nay được bọc lót dưới một vẻ ngoài đáng tin cậy, nhưng lại dẫn dụ các em đến một địa chỉ xấu.
- Chủ đề này giúp các em biết cách kiểm tra độ tin cậy của trang hoặc tham khảo ý kiến của người lớn nếu cảm thấy nghi ngờ.
Chủ đề 4: Ứng xử với video “nóng”, web “đen”
- Khi phát triển về giới tính, các em sẽ trở nên tò mò về những vấn đề tính dục và có thể sẽ dùng Internet để giải tỏa những thắc mắc của mình. Một nghiên cứu năm 2017 cho biết độ tuổi trung bình mà thanh thiếu niên lần đầu tiếp xúc với nội dung “nóng” là 13 tuổi, và nhỏ nhất là 5 tuổi.
- Chủ đề này giúp các em hiểu rằng khi có thắc mắc về giới tính và tình dục, các em nên tìm đến một người lớn mà các em cảm thấy thoải mái trò chuyện về chủ đề này, hơn là tìm đến những trang web xấu có nội dung sai lạc. Các em cũng biết cách tránh xa và từ chối những nội dung khiến các em cảm thấy ghê sợ, khó chịu.
Chủ đề 5: Cám dỗ qua mạng
- Có những kẻ xấu lợi dụng môi trường tương tác, kết bạn qua mạng để tiếp cận các em cho những mục đích xấu như khai thác hình ảnh, cám dỗ tình dục hoặc bắt cóc.
- Chủ đề này giúp các em hiểu về những chiêu trò mà những kẻ cám dỗ thường sử dụng, có sự thận trọng khi tiếp xúc với một người lạ trên mạng, biết cách từ chối và thoát ra khi bị rơi vào tình huống xấu, và chia sẻ với một người lớn đáng tin cậy khi cảm thấy nghi ngờ.
Chủ đề 6: Đứng yên hay giúp đỡ?
- Thanh thiếu niên và trẻ em có thể giúp đỡ lẫn nhau để tránh khỏi các nguy cơ và trở thành những công dân thông minh và an toàn trên thế giới ảo. Bởi vì các em có thể ngần ngại và không chia sẻ thế giới online của mình với người lớn, nhưng rất dễ dàng kết nối và chia sẻ với nhau.
- Chủ đề này giúp các em biết cách hành động để giúp đỡ khi thấy một người bạn của mình là nạn nhân của một mối nguy trên mạng như: Bày tỏ sự cảm thông khi bạn mình bị bắt nạt, nói chuyện riêng khi thấy bạn mình gặp vấn đề, hay giúp bạn tìm đến sự giúp đỡ của người lớn tin cậy.
LỊCH HỌC
Chương trình dành cho tuổi teen (12-15 tuổi) và tuổi tiểu học (7-11 tuổi), gồm hai phiên bản: học online và học trực tiếp.
1. Lớp học online
- Chương trình gồm 7 buổi học, mỗi buổi 90 phút.
- Lớp học tối đa 15 học sinh, được dẫn dắt bởi 01 giáo viên và 01 nhân viên hỗ trợ.
- Lớp học được tổ chức thông qua một nền tảng học trực tuyến có trả phí để đảm bảo chất lượng kết nối và sự tương tác tốt nhất giữa giáo viên và giáo viên, học sinh và học sinh.
2. Lớp học offline
- Chương trình gồm 6 buổi học, mỗi buổi 120 phút
- Lớp học tối đa 20 học sinh, được dẫn dắt bởi 01 giáo viên và 01 trợ giảng.
- Lớp học được tổ chức tại phòng học tiêu chuẩn của Học viện Thanh thiếu niên - Y.E.S, với các tài liệu học tập trực quan và giàu tính tương tác.
Để biết thêm chi tiết về chương trình, Quý phụ huynh vui lòng liên hệ hotline 0906 616 212 để được tư vấn và hỗ trợ.
Những chương trình ngoại khóa khác dành cho trẻ:
- FUN ABC - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non: Chương trình FUN ABC cung cấp một môi trường giàu ngôn ngữ để kích thích phản xạ nghe - nói của trẻ, giúp trẻ hứng thú hơn với việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với người xung quanh.
- NET SMART - Thông minh và an toàn trong thế giới online (Chương trình dành cho tuổi teen và tuổi tiểu học): Chương trình được xây dựng để giúp các em: Nhận thức được những nguy cơ hữu hình và vô hình trong thế giới online, chọn lọc những nguồn tin đáng tin cậy, hữu ích trên không gian mạng...
- Chương trình TUTOR ME - Chăm sóc và giúp bé sắp xếp bài vở sau giờ học (dành cho bé từ 4-11 tuổi): “Giờ con tan trường” – bốn chữ nghe tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là nỗi lo âu của không biết bao gia đình. Ai sẽ đón con khi ba mẹ chưa kịp tan sở? Khi con về nhà ai sẽ trông coi chăm sóc? Liệu người đó có trò chuyện và giúp con sắp xếp bài vở?
- KHÓA TẾT 2021 - Vui Tết Con Trâu - Đi Khắp 5 Châu : Khóa Tết 2021: “Vui Tết con trâu – Đi khắp năm Châu” mang đến cho các bạn nhỏ không khí Tết trên toàn thế giới với những phong tục độc đáo và thú vị.
- Chương trình SMART KIDS JUNIOR – Bé thông minh về cảm xúc (3-5 tuổi): Giúp bé hình thành những nhận thức đầu tiên về các trạng thái cảm xúc của bản thân mình và biết chú ý đến cảm xúc của những người xung quanh. Giúp bé hiểu được rằng một hành vi của bản thân mình có thể tác động đến cảm xúc của người khác
- Chương trình HAPPY SATURDAY - Thứ bảy vui vẻ cho bé 3-6 tuổi: Chương trình “HAPPY SATURDAY”/ “THỨ BẢY VUI VẺ” của Trường TOMATO là một giải pháp để bé có một ngày cuối tuần thật thú vị, bổ ích mà ba mẹ cũng được thoải mái, yên tâm.
- Chương trình STRONG START – Để bé bước vào lớp 1 tự tin và vững vàng: Dành cho các bé chuẩn bị vào lớp 1, giúp bé hình thành những kỹ năng học tập, làm chủ việc học và những kỹ năng sống thiết yếu giúp bé làm chủ bản thân tốt hơn, và đặc biệt là cho bé một “không gian chuyển tiếp” để tự tin hòa nhập trong môi trường mới
- SMART PLAY - Chơi để trẻ thông minh hơn (Cho bé 2 tuổi - 6 tuổi): Trí thông minh của trẻ em tồn tại dưới nhiều hình thức vô cùng phong phú. Nếu được tạo điều kiện để khám phá trí thông minh của mình, trẻ không chỉ phát triển toàn diện mà còn tự tin, hạnh phúc vì biết mình giỏi nhất cái gì, khi nào.
- STRONG KID – Dạy trẻ bảo vệ bản thân và mạnh mẽ trong biến cố: Cuộc sống bận rộn đôi khi khiến ba mẹ vô tình không nhận ra sự “khủng hoảng”, lo sợ nơi trẻ khi có biến cố xảy ra. Và cũng đôi lúc, ba mẹ lúng túng không biết nên trang bị cho con những kiến thức, kỹ năng nào để giúp trẻ tư duy tích cực, bình tĩnh ứng phó
- THE STORY MAKER - Kỹ năng viết sáng tạo cho trẻ tiểu học 6-11 tuổi: “The Story Maker” là chương trình dành cho trẻ em trong độ tuổi 6-11 để rèn luyện kỹ năng viết sáng tạo. Chương trình trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết để có sáng tác được một câu chuyện như hiểu về các thể loại truyện, bối cảnh, nhân vật, cảm xúc
- Chương trình STOP & THINK – Kỹ năng an toàn và tự bảo vệ bản thân cho bé: Tuổi mẫu giáo và tiểu học là hai nhóm tuổi có tỉ lệ tai nạn thương tật cao nhất. Tuổi mẫu giáo là tuổi các em bắt đầu đi đến trường, xa rời vòng tay của cha mẹ. Còn tuổi tiểu học lại là độ tuổi tò mò, ham khám phá, dễ bị lôi kéo.
- MINDFUL KIDS - Kỹ năng tập trung và làm chủ suy nghĩ cho tuổi tiểu học: “Mindful Kids” được định nghĩa là một trạng thái lành mạnh về tinh thần đạt được khi ta học được cách chú tâm sâu sắc vào những gì đang diễn ra hiện tại mà không bị nhiễu động, lo âu; đồng thời biết cách quan sát và chấp nhận cảm xúc, suy nghĩ...
- Chương trình HAPPY READ, HAPPY TALK – Bé rèn kỹ năng đọc hiểu và trình bày: Bước vào tiểu học, trẻ cần được chú trọng phát triển kỹ năng đọc hiểu và trình bày. Đây là hai kỹ năng trẻ không thể thiếu để học tốt ở trường tiểu học cũng như thành công trong cuộc sống sau này.
- Chương trình KIDS POWER - Bộ ba kỹ năng dành cho lứa tuổi tiểu học: Vào tiểu học là cột mốc đánh dấu một bước ngoặt mới trong hành trình phát triển của con. Từ lúc này, con bắt đầu bước ra khỏi vòng tay bao bọc của cha mẹ để đi ra xã hội. Nhưng liệu con đã đủ trưởng thành để phân biệt đâu là tốt/xấu, đúng/sai?
- Chương trình MIND MAP FOR KIDS – Bé ghi nhớ và học tốt với “Bản đồ tư duy” (cho bé 6-11 tuổi): “Bản đồ tư duy” (Mind Maps) từ lâu nay đã được nhiều người biết đến như một trong những công cụ đắc lực nhất giúp bộ não của chúng ta tư duy hiệu quả hơn. Thật thú vị, Mind Maps cũng là một loại “bản đồ” đặc biệt thân thiện với bộ não của trẻ em.
- Chương trình KID’S CAMP - Bé thông minh xã hội: Đã bao giờ cha mẹ tự hỏi: Con mình thuộc dạng “thông minh sách vở” hay “thông minh xã hội”?