Khung tư duy FIDS 4 bước giúp các bé làm chủ tương lai

Khung tư duy FIDS 4 bước giúp các bé làm chủ tương lai

Phương pháp Design Thinking - Tư duy kiến tạo với 4 bước FIDS  giúp phát triển các Kỹ năng Thế kỷ 21 cần thiết ở trẻ em, xây dựng năng lực cảm xúc xã hội (social and emotional competencies) và phát triển các kỹ năng làm việc.

 

Tư Duy Kiến Tạo gồm 4 bước đơn giản để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, gồm: FEEL (Đồng cảm), IMAGINE (Hình dung/ Tưởng tượng), DO (Thực hiện), SHARE (Chia sẻ) - Gọi tắt là FIDS.

Công cụ này giúp mỗi đứa trẻ xây dựng nhận thức về thế giới xung quanh, cho phép chúng hành động và trao quyền cho trẻ em kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn - ngay hôm nay!

​Tính năng độc đáo nhất của sáng kiến Design for Change không chỉ đơn giản và dễ dàng xây dựng, mà còn là một mã nguồn mở, có thể điều chỉnh, dễ áp dụng và nhân rộng.

FEEL – CẢM NHẬN

Kết nối với những người bạn xung quanh em và cùng nhau chia sẻ về cảm xúc, góc nhìn, những gì em biết và cảm nhận được về vấn đề. Các em quan sát và liệt kê các vấn đề gây phiền cho các em trong cộng đồng mình sống. Để hoàn thành tốt bước này bé có thể các gợi ý sau: 

Chú ý quan sát thật gần mọi thứ xung quanh. Hãy xem xét và quan sát những điều mà em thấy phiền  (hot spots - điểm nóng).

Hãy vẽ ra một bản đồ thể hiện những quan sát của em, thông qua những điều các em nhìn thấy, đồng cảm, nghè thấy. 

Biểu quyết: Hãy chia sẻ những quan sát của em với nhóm của mình và cùng biểu quyết cho tình huống mà tất cả các bạn trong nhóm đều muốn nhìn thấy sự thay đổi.

Đào sâu: Sau khi chọn ra được vấn đề, em hãy đào sâu để hiểu rõ hơn.

Tiến hành  đi tìm và nói chuyện với những người có liên quan và bị ảnh hưởng bởi vấn đề đã chọn.

IMAGINE – TƯỞNG TƯỢNG: 

Các em tương tác với mọi người trong cộng đồng để xác định các vấn đề cần can thiệp và giải quyết. Từ đó các em có thể nghĩ về những điều tốt đẹp mà các em có thể làm. Các em hãy nhớ rằng:

Công cụ ghi lên ý tưởng 

- Tất cả mọi ý tưởng đều là ý tưởng hay… Đừng ngại ngùng đưa ra những ý tưởng nghe có vẻ kỳ quặc hoặc điên rồ.

- Hãy xây dựng dựa trên ý tưởng của những người khác – sử dụng từ “và” thay cho từ “nhưng”.

- Hãy minh họa cho ý tưởng của em, để có thể làm rõ hơn điều mình muốn nói.

- Các ý tưởng cần chú trọng vào thiên nhiên, dễ dàng nhân rộng, có thể tồn tại lâu dài và có thể tác động đến nhiều người. 

Biểu quyết: Các em hãy biểu quyết và bầu chọn ra ý tưởng có khả năng giải quyết tốt nhất từng khía cạnh của tình huống để​ "kiến tạo sự thay đổi"

Lưu ý và ghi nhớ: Hãy cố gắng đưa ra các ý tưởng khác xa với những giải pháp ban đầu hoặc giải pháp "hiển nhiên"; và thu thập nhiều ý tưởng từ nhiều người nhất có thể.

DO – HÀNH ĐỘNG

Các em phát triển và thực hiện kế hoạch hành động, nghĩ về nguồn lực, ngân sách và thời gian. Hãy bắt đầu thực hiện ý tưởng với các bước:

Lên kế hoạch: cân nhắc các yếu tố về nguồn lực, ngân sách, thời gian thực hiện dự án, …

Thực thi hãy biến ý tưởng và kế hoạch của các em thành hành động ở ngoài thực tế với tinh thần YES! YOU CAN - Các em hoàn toàn có thể!

Các em hãy nhìn lại dự án của chính mình bằng cách trả lại các câu hỏi: 

- 3 điều em học được từ vấn đề mà em muốn thay đổi là gì?, 

- 2 điều em học được từ đồng đội của mình là gì?

- 1 điều em học được từ bản thân của mình là gì?

Lưu ý và ghi nhớ: Các em hãy cố gắng liên lạc với các tổ chức, doanh nghiệp và chuyên gia đang hoạt động trong vấn đề mà em quan tâm và đang giải quyết. Cách tốt nhất hãy nhờ giáo viên hỗ trợ trong việc liên lạc và phối hợp, hợp tác với họ.

SHARE – CHIA SẺ

Các em chia sẻ câu chuyện của mình về thay đổi và truyền cảm hứng đến những người khác cùng tham gia hay sẽ bắt tay để thực hiện dự án của riêng mình. 

Các em có thể chia sẻ dự án và câu chuyện của mình bằng nhiều cách:

Đăng tải câu chuyện của các em cùng Design For Change

- Hãy chia sẻ câu chuyện của các em với chúng tôi tại challenge.dfcworld.com. Hãy làm theo các bước hướng dẫn trên trang web để đăng tải

- Các em có thể đăng tải câu chuyện bằng hình ảnh hoặc video. Hãy điền câu trả lời ứng với các câu hỏi dành cho từng bước và đăng tải hình ảnh cho mỗi bước. Hoặc, nếu các em làm video thì chỉ cần cung cấp link video trên Youtube.

Truyền cảm hứng: Dưới đây là một vài phương tiện để lan tỏa sức mạnh trong câu chuyện của các em:

- Thông qua tiết sinh hoạt trong trường

- Thông qua báo chí

- Thông qua chương trình truyền hình TV

- Thông qua đài phát thanh (radio)

- Thông qua mạng xã hội

- Thông qua các buổi trình diễn tiết mục​