Đối với các bậc cha mẹ trẻ ngoan là một dấu hiệu đáng mừng và rất đáng tự hào. Nhưng khi một đứa trẻ trở nên “ngoan” quá mức cũng mang đến đề nhiều sự lo lắng cho các bậc cha mẹ, vì đây là biểu hiện của những mặt tối và hạn chế về vấn đề tâm lý học

Vậy liệu rằng một đứa trẻ có tính cách quá ngoan ngoãn có thực sự tốt hay không? Và làm thế nào để dạy con đúng cách.

Những sai lầm của cha mẹ khi định nghĩa “con ngoan”

Có nhiều tiêu chuẩn đơn giản để cha mẹ có thể đánh giá một đứa trẻ ngoan ngoãn hay hư, tuy nhiên những yếu tố này lại rất chung chung, không cụ thể và dễ làm tổn thương đứa trẻ. Việc nhận xét trẻ ngoan hay hư vẫn còn dựa trên những nhận định chủ quan, cảm tính của mỗi cá nhân. Chính vì thế, khái niệm này vẫn còn mơ hồ khi các bậc cha mẹ phân biệt. 

Trong suốt quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách của trẻ ở giai đoạn những năm đầu đời không chỉ có hai đặc điểm là ngoan hay hư. Trẻ được chia thành nhiều các nhóm tính cách khác nhau như: trầm tĩnh, sôi nổi, tò mò, khám phá, năng động, …. Chính vì thế có rất nhiều cha mẹ nhận được sai lầm về việc thế nào là con ngoan, con hư. Một số sai lầm thường gặp nhất cụ thể như:

Cha mẹ quan niệm trẻ ngoan ngoãn là phải luôn luôn nghe lời

Việc cha mẹ giáo dục trẻ phải nghe lời người lớn là đúng tuy nhiên việc này chỉ đúng khi phương pháp giáo dục của mẹ đúng. Không ít gia đình và các bậc cha mẹ áp dụng các phương pháp giáo dục sai lầm đã khiến cho vấn đề nghe lời của con trở thành rào cản con phát triển.

Ở giai đoạn những năm đầu đời, cha mẹ là những người thầy đầu tiên của con chính vì thế khi một đứa trẻ nghe lời cha mẹ, con sẽ học được rất nhiều bài học hay. Khi trẻ chịu lắng nghe và tiếp thu những điều do cha mẹ dạy còn thể hiện của một mối quan hệ gia đình vững chắc, cho thấy rằng tình cảm gia đình đang phát triển theo chiều hướng tốt. 

Thay vì bắt ép con phải tuân theo những điều cha mẹ dạy sẽ rất dễ gây ra những hệ quả tiêu cực khi trẻ lớn, cha mẹ có thể tạo cơ hội cho trẻ bày tỏ quan điểm của bản thân và phân tích cho con hiểu tính đúng sai của vấn đề. Mặc khác việc ép con nghe lời sẽ dễ làm trẻ xuất hiện tính cách dựa dẫm vào cha mẹ, trẻ trở nên rụt rè và không có chính kiến. Như vậy, trong suốt hành trình trưởng thành con sẽ phải sống trong một chiếc khuôn của cha mẹ tạo ra và không có không gian cho riêng mình tự do phát triển. 

Trẻ “ngoan’ là một đứa trẻ hiểu chuyện 

Hình mẫu một đứa trẻ ngoan chính là chiếc khuôn ba mẹ đặt ra để kìm hãm và buộc trẻ phải giấu đi những nét tính cách riêng của chính mình vào bên trong. Phần lớn cha mẹ sẽ muốn trẻ làm quy chuẩn do mình đặt ra, thậm chí ba mẹ cha mẹ sẽ quát tháo, đánh đập con nếu trẻ không chịu nghe lời.

Đây là một phương pháp giáo dục sai lầm vì nếu ép trẻ ngoan một cách không tự nguyện, con có thể sẽ bị đè nén. Nếu quá trình này diễn ra chậm, và hệ quả gây ra trẻ khi lớn sẽ sinh ra cảm giác muốn giải tỏa những uất ức. Ở giai đoạn trưởng thành, những đứa trẻ ngoan ngoãn sẽ không hiểu được giá trị của sự nhân đạo, tấm lòng thiện lương. Từ đó nảy sinh nên các mâu thuẫn không thể hóa giải.

Vậy trẻ ngoan quá thì có tốt không?

Sự phát triển của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: môi trường sống, hành vi ứng xử của cha mẹ với con. Đối với một trẻ ngoan quá cũng có thể tiềm ẩn nhiều vấn đề bên trong, thâm chí là những điều tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và cảm xúc của trẻ khi trưởng thành. 

Nếu cha mẹ luôn ép con vào một khuôn khổ của một đứa trẻ ngoan bằng việc la mắng mà không giải thích cho trẻ biết được hành động và thái độ của mình có phù hợp hay không sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Dần dà trẻ sẽ giấu trong mình nhiều bí mật cảm xúc Trẻ không có cơ hội được bộc lộ cái tôi của mình ra ngoài. Bởi vậy, trẻ gặp các vấn đề về giao tiếp. Một số triệu chứng thần kinh cũng có thể xuất hiện ở những đứa trẻ ngoan như sự cắn rứt, khó chịu, cay đắng, phẫn uất… dẫn đến sự bùng nổ cảm xúc một cách bất chợt.

 

Cha mẹ vẫn có thể cho trẻ được phép nổi loạn theo một cách tích cực và có chứng kiến riêng của bản thân mình. Trẻ ngoan hay không điều này cha mẹ cần quan sát và tương tác nhiều với trẻ để hiểu được chiều sâu của trẻ. Điều này cũng hạn chế những trường hợp tiêu cực xảy ra những đứa trẻ “ngoan”.