5 kinh nghiệm dạy trẻ bướng bỉnh

Có lẽ vấn đề thường được các bật Phụ huynh đem ra bàn luận nhất chính là về những đứa con của mình. Với những người có con cái ngoan ngoãn thì đó quả thật là một điều vô cùng may mắn. Nhưng nếu chẳng may rơi vào trường hợp con bướng bỉnh, con bạn quá hiếu động, quá nhạy cảm hoặc bướng bỉnh thì đòn roi hay nóng giận trong trường hợp này đều không phải cách. Trong bài viết này, trường Ngoại Khóa TOMATO xin được chia sẻ 5 gợi ý giúp các bậc Phụ huynh bớt vất vả trong việc nuôi dạy những đứa trẻ bướng bỉnh như vậy.

1. Giữ bình tĩnh

Lẽ thường các bậc phụ huynh quan niệm rằng dạy con là cần phải dứt khoát, vì thế những cơn nóng giận đôi khi là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, hãy biết kiềm chế bởi càng tức giận thì bạn càng làm cho tình huống tồi tệ thêm và nó sẽ phản tác dụng khi dạy trẻ bướng bỉnh. Thay vào đó sự ôn tồn khi trẻ bướng bỉnh sẽ dạy trẻ phân định được đúng sai lại là một kế sách vẹn toàn hơn cả.

2. Hãy đưa ra những kỳ vọng thực tế và phù hợp với trẻ

 

Phụ huynh hãy đặt mình vào vị trí của trẻ bướng bỉnh để biết được rằng bạn nên kỳ vọng ở trẻ điều gì. Không ai muốn mình là đối tượng bị buộc phải thực hiện những điều phi lý và quá sức, đối với trẻ bướng bỉnh cũng vây. Bên cạnh đó, hãy để gia đình trở thành một nơi tràn ngập sự khích lệ trẻ đạt được ước mơ chứ không phải là một môi trường căng thẳng đến nghẹt thở.

3. Mềm mỏng nhưng kiên quyết

Không phải khi nào trẻ con cũng dễ dàng vâng lời bố mẹ. Khi đó sự mềm mỏng nhưng kiên quyết sẽ là chiếc chìa khóa giúp bạn bước vào thế giới trẻ thơ để thấu hiểu chúng. Để rồi từ đó giúp trẻ có trách nhiệm với sự lựa chọn của chính mình.  

4. Dành cho trẻ sự quan tâm và khích lệ khi chúng có hành vi tốt

Một số trẻ em thường có xu hướng tìm mọi cách để thu hút sự chú ý của người lớn, thậm chí là chọc giận họ. Là bố mẹ, những gì bạn cần làm là giúp con hiểu rằng mình chỉ được quan tâm khi ngoan ngoãn, biết vâng lời và không nghịch phá nhất là đối với những đứa trẻ bướng bỉnh.

5. Đồng cảm với trẻ

Hơn ai hết, bố mẹ nên là người đồng cảm với con nhất. "Sự đồng cảm ở đây không có nghĩa là bạn nên bao che, dung túng cho lỗi lầm của con mà thay vào đó là sự tôn trọng cảm nhận và trân trọng những nỗ lực của trẻ" và đó cũng là cách dạy trẻ bướng bỉnh. Tiến sĩ Joseph Shrand, giảng viên khoa tâm thần học tại Đại học Y thuộc Đại học Harvard, trợ lý chương trình điều trị tâm thần cho bệnh nhi tại bệnh viện tổng hợp Massachusetts và là Giám đốc Y khoa của chương trình CASTLE (Clean and Sober Teens Living Empowered) tại Brockton, Massachusetts phát biểu.

"Phụ huynh có thể đưa ra những giới hạn, quy định nhưng trên tất cả phải tôn trọng và khiến trẻ cảm thấy an toàn, tự tin cũng như được khích lệ để phát triển những khả năng của bản thân".

Ngoài ra trong một số trường hợp như trẻ quá hiếu động hay quá nhạy cảm thì sự trợ giúp từ các chuyên gia sẽ vô cùng có ích cho bạn trong việc tìm ra phương pháp dạy dỗ và quản lý con cái phù hợp.

 

(Nguồn: sưu tầm)