- Trang chủ
-
Về TOMATO
- Chương trình
-
Chương trình tiểu học
- HAPPY & HARMONY - Chuẩn bị tâm lý và cảm xúc cho trẻ trong gia đình đơn thân
- Net Smart - Thông minh & An toàn Trong Thế giới Online
- Mind Map for Kids - Bé ghi nhớ và học tốt với “Bản đồ tư duy”
- Mindfulness for Children - Kỹ năng tập trung và làm chủ suy nghĩ
- Sing Sing English - Bé học Tiếng Anh qua bài hát và đồng dao
- Social & Emotional Skills - Kỹ năng cảm xúc xã hội
- KID POWER - Bộ ba kỹ năng dành cho lứa tuổi tiểu học
- Happy read, Happy talk - Bé rèn kỹ năng đọc hiểu và trình bày
- Tutor Me - Chăm sóc và giúp bé sắp xếp bài vở sau giờ học
- The story maker - Kỹ năng viết sáng tạo cho trẻ em
- Travelling School - Trường học dịch chuyển
- Stop & Think - Kỹ năng an toàn và tự bảo vệ bản thân cho bé
- Strong Kid - Dạy trẻ bảo vệ bản thân và mạnh mẽ trong biến cố
- Chương trình mầm non
- HAPPY & HARMONY - Chuẩn bị tâm lý và cảm xúc cho trẻ trong gia đình đơn thân
- Sing Sing English - Bé học Tiếng Anh qua bài hát và đồng dao
- Smart Kids Junior - Bé thông minh về cảm xúc
- Smart Play - Chơi để trẻ thông minh hơn
- Fun ABC - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
- Happy Saturday - Giải pháp để bé có một ngày cuối tuần, thú vị khi ba mẹ bận rộn
- Tutor Me - Chăm sóc và giúp bé sắp xếp bài vở sau giờ học
- Travelling School - Trường học dịch chuyển
- Stop & Think - Kỹ năng an toàn và tự bảo vệ bản thân cho bé
- Bé vào lớp 1
- Strong Start - Để bé bước vào lớp 1 tự tin & vững vàng
- Happy read, Happy talk - Bé rèn kỹ năng đọc hiểu và trình bày
- Fun ABC - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
- Chương trình Hè
6 cách giảm căng thẳng cho trẻ khi học online
Học trực tuyến trong thời gian dài, không giao tiếp trực tiếp với thầy cô bạn bè, ít vận động... khiến trẻ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, tăng áp lực tâm lý, thậm chí nhiều em bị stress. Cha mẹ có thể làm gì để giúp con kiểm soát căng thẳng?
6 gợi ý sau đây sẽ giúp ba mẹ có thể kiểm soát được tình trạng căng thẳng của con khi học online:
-
Cho trẻ nghỉ giải lao: Khi trẻ có dấu hiệu căng thẳng, mệt mỏi khi học online, cha mẹ hãy cho các con có không gian riêng để nghỉ ngơi. Nghỉ giữa giờ từ 5-15 phút sẽ giúp trẻ lấy lại tinh thần học tập. Nếu trẻ còn quá nhỏ để ở một mình, người lớn có thể giúp trẻ thư giãn bằng cách thực hiện các bài tập hít thở sâu, vận động tại chỗ hoặc cho trẻ nghe những bài hát yêu thích.
-
Giúp trẻ giữ kết nối với bạn bè: Trường học không chỉ là nơi để học, các em đến để tìm thấy mục tiêu, ý nghĩa cuộc sống của mình. Đó là nơi các em tìm thấy sự tương tác, kết nối những niềm vui trong việc chơi đùa với bạn bè cùng trang lứa. Chính vì thế, khi trẻ được tương tác trực tuyến với bạn bè, những căng thẳng khi phải học online quá sức sẽ giảm bớt. Cha mẹ có thể tổ chức các cuộc trò chuyện nhóm cho trẻ hoặc cho con tham gia các diễn đàn chính thống, chương trình cộng đồng trực tuyến bổ ích để các bé được gặp mặt, tâm sự với bạn bè.
-
Trò chuyện cùng con: Nhiều nguyên nhân căng thẳng khi học online bắt nguồn từ việc thiếu tương tác, trò chuyện cùng bạn bè khiến trẻ cảm thấy trống trải, hụt hẫng, tinh thần học tập dễ giảm sút. Ba mẹ cần dành thời gian trò chuyện, lắng nghe và tiếp nhận ý kiến của các em. Khi được lắng nghe, trẻ sẽ cảm thấy bản thân được tôn trọng, những căng thẳng sẽ giảm bớt.
-
Lập kế hoạch học tập: Cách tốt nhất để giúp trẻ giảm bớt căng thẳng khi học là lập thời gian biểu phù hợp. Với nhiều trẻ, học tập theo lịch trình được xếp sẵn sẽ giúp các em tập trung hơn. Cha mẹ có thể dành vài ngày quan sát con học để rút ra những lưu ý cần thiết, từ đó lên kế hoạch học tập khoa học.
-
Liên hệ với giáo viên: Cha mẹ cần chủ động dành thời gian để hỏi ý kiến giáo viên về những khó khăn khi giúp trẻ học trực tuyến. Giáo viên sẽ nhanh chóng nắm bắt tình hình và đưa ra lời khuyên hữu ích cho bạn.
-
Khen ngợi, động viên trẻ: Cha mẹ đừng ngại dành lời khen hoặc viết lời động viên vào vở bài tập để khuyến khích, tiếp thêm niềm tin giúp các em học tốt hơn.
Một số sách khác
LÀM THẾ NÀO GIẢI MÃ ĐƯỢC TÍNH CÁCH VÀ NĂNG LỰC HỌC TẬP CỦA CON?
Xây dựng cho con lộ trình phát triển phù hợp, phát huy năng lực bản thân là một trong những mục tiêu giáo dục được ba mẹ và nhà trường quan tâm. Tuy nhiên nhiều ba mẹ vẫn gặp khó khăn trong việc nên bắt đầu từ đâu, quan sát những khả năng của con ở những khía cạnh nào? Nên tập trung phát triển điểm mạnh hay hạn chế điểm yếu của con?
Chi tiết
- Chương trình