- Trang chủ
-
Về TOMATO
- Chương trình
-
Chương trình tiểu học
- HAPPY & HARMONY - Chuẩn bị tâm lý và cảm xúc cho trẻ trong gia đình đơn thân
- Net Smart - Thông minh & An toàn Trong Thế giới Online
- Mind Map for Kids - Bé ghi nhớ và học tốt với “Bản đồ tư duy”
- Mindfulness for Children - Kỹ năng tập trung và làm chủ suy nghĩ
- Sing Sing English - Bé học Tiếng Anh qua bài hát và đồng dao
- Social & Emotional Skills - Kỹ năng cảm xúc xã hội
- KID POWER - Bộ ba kỹ năng dành cho lứa tuổi tiểu học
- Happy read, Happy talk - Bé rèn kỹ năng đọc hiểu và trình bày
- Tutor Me - Chăm sóc và giúp bé sắp xếp bài vở sau giờ học
- The story maker - Kỹ năng viết sáng tạo cho trẻ em
- Travelling School - Trường học dịch chuyển
- Stop & Think - Kỹ năng an toàn và tự bảo vệ bản thân cho bé
- Strong Kid - Dạy trẻ bảo vệ bản thân và mạnh mẽ trong biến cố
- Chương trình mầm non
- HAPPY & HARMONY - Chuẩn bị tâm lý và cảm xúc cho trẻ trong gia đình đơn thân
- Sing Sing English - Bé học Tiếng Anh qua bài hát và đồng dao
- Smart Kids Junior - Bé thông minh về cảm xúc
- Smart Play - Chơi để trẻ thông minh hơn
- Fun ABC - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
- Happy Saturday - Giải pháp để bé có một ngày cuối tuần, thú vị khi ba mẹ bận rộn
- Tutor Me - Chăm sóc và giúp bé sắp xếp bài vở sau giờ học
- Travelling School - Trường học dịch chuyển
- Stop & Think - Kỹ năng an toàn và tự bảo vệ bản thân cho bé
- Bé vào lớp 1
- Strong Start - Để bé bước vào lớp 1 tự tin & vững vàng
- Happy read, Happy talk - Bé rèn kỹ năng đọc hiểu và trình bày
- Fun ABC - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
- Strong Start Online - Chuẩn bị cho bé vào lớp 1 Online
- Chương trình Hè
7 cách giúp bé mê bài tập về nhà
1. Góc học tập đầy hứng thú
Yếu tố tiên quyết trước tiên để bé vui vẻ và tự nguyện ngồi vào bàn học chính là góc học tập của bé. Bố mẹ nên thiết lập cho bé một không gian yên tĩnh, thoáng đãng và đầy đủ ánh sáng, đảm bảo con ngồi học trong môi trường đạt tiêu chuẩn về điều kiện sức khỏe. Bàn học hướng cửa sổ, gió thổi mát rượi, đèn bàn đầy đủ ánh sáng và các công cụ dụng cụ học tập được sắp xếp ngăn nắp trên mặt bàn, chưa kể một giá sách nhỏ xinh theo màu sắc mà bé yêu thích được đóng ngay phía trên bên trái bàn học. Ngoài ra có thể cùng bé “chế tạo" riêng một góc học tập đầy sự sáng tạo bằng những bức tranh nghệ thuật vui nhộn đầy màu sắc theo sở thích của bé, trong đó có thời gian biểu và thời khóa biểu học hàng ngày để tạo niềm hứng thú đặc biệt mỗi lần bé ngồi vào bàn.
2. Sẵn sàng giúp đỡ con
Khi bé có những câu hỏi hay các bài tập khó, bố mẹ hãy luôn giúp đỡ con nhiệt tình. Nhiều mẹ thường hay mất kiên nhẫn và rất dễ nổi cáu với trẻ khi giảng mãi mà bé không hiểu bài. Điều này không bao giờ đem lại hiệu quả tốt. Trẻ không những chán học, sợ mẹ mà còn có cảm giác tự ti về bản thân.
Không bao giờ tỏ ra cáu gắt và sốt ruột khi con chưa hiểu kịp những gì mẹ dạy. Nếu con không hiểu, ta hoàn toàn có thể bỏ qua, để hai mẹ con cùng thoải mái và sẽ trao đổi lại về bài tập này vào một lúc khác.
Thêm vào đó, giúp đỡ con chứ không phải làm hộ con, chỉ nên đưa ra hướng dẫn, phương pháp để bé tự tìm thấy câu trả lời của mình. Sau đó kiểm tra kết quả của bé, và cho dù bé có làm sai thì mẹ vẫn cứ khuyến khích và động viên bé vì đó chính là sự tư duy và thành quả của chính bản thân bé mà. Còn nếu bé làm tốt thì còn ngần ngại gì không dành tặng con những lời khen ngợi đáng giá.
3. Thiết lập nguyên tắc bất di bất dịch
Một trong những bí quyết tối quan trọng trong quá trình dạy con học đó là thiết lập một nguyên tắc bất thành văn giữa bé và mẹ. Chỉ cho bé hiểu rõ rằng mỗi tối sau khi ăn cơm 30 phút bé sẽ phải tự giác ngồi vào bàn học và chắc chắn phải làm bài trước khi xem Tivi, đọc truyện, thậm chí là đi ngủ hay bất cứ một hoạt động nào khác. Thay vì sử dụng cụm câu “Nếu .. thì…” quen thuộc, mẹ nên áp dụng kiểu câu điều kiện “Khi nào con học xong thì sẽ được xem ti vi..”.
Một mẹ chia sẻ về cách thiết lập nguyên tắc này đối với bé:
“Tối đó cô bạn em để Na ăn uống xong xuôi, yêu cầu Na ngồi vào học, nhưng cô bé phớt lờ lời của mẹ dặn, bé cứ xem tivi, cứ chơi, cứ đọc truyện và đến khi buồn ngủ rũ mắt thì bị mẹ ép ngồi vào bàn. Mẹ Na dù thương con,xót con nhưng vẫn kiên quyết yêu cầu con làm cho xong bài tập hôm đó mới được đi ngủ. Kết quả là đến tận gần 1 giờ sáng bé mới được mẹ tha. Mẹ đưa bé đi ngủ không quên để lại lời răn đe "Từ lần sau con sẽ phải học bài trước khi xem tivi, trước khi đọc truyện và trước tất cả mọi hoạt động khác nếu không con sẽ phải thức đến khi làm xong mới thôi“. Cương quyết và dứt khoát, mẹ tắt đèn cho Na đi ngủ và câu nói của mẹ cùng sự sợ hãi và mệt mỏi vì học bài đêm đã thấm vào tư tưởng Na từ hôm ấy.”
4. Thấu hiểu khả năng tập trung của con
Khả năng tập trung của trẻ thường không cao nên không nên bắt trẻ phải học liền tù tì 1-2 tiếng. Chia mỗi buổi học ở nhà của bé thành 2-3 đợt, mỗi đợt kéo dài 15-20 phút và giữa mỗi đợt học bé hoàn toàn có thể nghỉ giải lao, uống nước, chơi một số trò chơi yêu thích của bé trong thời gian ngắn, trò chuyện với bố mẹ, đi lại vận động và rồi lại đầy đủ năng lượng cho đợt học tiếp theo. Đây là một phương pháp tuyệt vời để trẻ được kết hợp giữa học và chơi và luôn cho kết quả hoàn toàn xứng đáng với công sức và thời gian học tập trẻ bỏ ra.
5. Thường xuyên trao đổi với cô giáo chủ nhiệm
Thường xuyên trao đổi,chia sẻ kinh nghiệm với giáo viên của trẻ để tìm hiểu về khả năng tập trung của bé tại trường cũng như kết quả cố gắng của bé, để từ đó tìm ra biện pháp tốt nhất giúp con mình học giỏi và đạt kết quả như mong đợi.
6. Cho trẻ tự chọn môn học yêu thích
Bé sẽ hào hứng làm bài tập về nhà khi được tự chọn làm những bài dễ và môn học mà bé yêu thích trước tiên.Sau đó mới đến những bài tập khó hơn cần sự giúp đỡ của mẹ. Mặt khác để trẻ tự chọn môn học yêu thíchcũng giúp bé sau này hình thành tính cách và thói quen bé cũng sẽ biết mình muốn gì, môn nào mình giỏi để tập trung và phát huy hết khả năng của mình.
7. Làm gương cho con
Và yếu tố cuối cùng quan trọng không kém chính là sự gương mẫu của chính các bậc làm cha mẹ. Bé lúc nào cũng thấy bố hoặc mẹ làm việc hay đọc sách một cách nghiêm túc để từ đó chính bản thân bé dần hình thành thói quen tự giác học tập. Trong lúc bé học bố mẹ không nói chuyện quá to hay xem tivi vì bé sẽ cảm thấy ghen tị sao mình phải học trong lúc người khác lại được ngồi chơi và làm mất khả năng tập trung của bé.
Chỉ với một vài cách rất đơn giản thôi nhưng mẹ và bé sẽ không còn phải đánh vật với nhau mỗi tối với chủ đề bài tập về nhà đầy "nhức nhối nữa đâu.
(Nguồn: sưu tầm)
Một số sách khác
LÀM THẾ NÀO GIẢI MÃ ĐƯỢC TÍNH CÁCH VÀ NĂNG LỰC HỌC TẬP CỦA CON?
Xây dựng cho con lộ trình phát triển phù hợp, phát huy năng lực bản thân là một trong những mục tiêu giáo dục được ba mẹ và nhà trường quan tâm. Tuy nhiên nhiều ba mẹ vẫn gặp khó khăn trong việc nên bắt đầu từ đâu, quan sát những khả năng của con ở những khía cạnh nào? Nên tập trung phát triển điểm mạnh hay hạn chế điểm yếu của con?
Chi tiết
- Chương trình