8 bài học kỹ năng an toàn dành cho bé

Bắt đi học, các bé sẽ rời xa vòng tay của ba mẹ, chính vì thế các bé cần được dạy các kỹ năng an toàn và tự bảo vệ bản thân trước những tình huống nguy hiểm. Độ tuổi mẫu giáo, tiểu học là hai đối tượng có tỉ lệ tai nạn thương tật khá cao do các bé rất thích khám phá, tò mò và dễ bị lôi kéo nếu không được hướng dẫn cách tự bảo vệ mình. 

Để giúp con có trang bị các kỹ năng an toàn khi vui chơi, ba mẹ có thể tham khảo 10 bài học sau: 

An toàn khi bé chơi đùa 

Với bé ở độ tuổi mầm non, chơi đùa là hoạt động chính để bé có thể tiếp thu và nhận biết mọi thứ xung mình. Tuy nhiên, các hoạt động vui chơi thường ngày cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như: bé có thể bị té, chảy máu, trầy da… khi chơi đùa quá đà. 

Thay vì ngăn cản bé, ba mẹ hãy hướng dẫn những cách chơi an toàn cho trẻ em trước khi để con tự mình “bay nhảy” nhé. Chẳng hạn như hướng dẫn trẻ quan sát xung quanh, nơi nào có xe cộ lưu thông nguy hiểm và không nên chạy ngược chiều với xe. Bạn có thể chỉ dẫn trẻ những nơi được thiết kế an toàn cho trẻ em như: công viên, khu vực đi bộ, những nơi không có bề mặt gập ghềnh,...

An toàn khi di chuyển bằng các phương tiện

Khi tham gia di chuyển bằng các phương tiện ba mẹ nên dành thời gian hướng dẫn các con những kỹ năng cơ bản như các tín hiệu đèn giao thông, qua đường đúng cách, tư thế nghiêm túc trên các phương tiện đang lưu thông và không nô đùa, cũng như không thò tay và đầu ra cửa sổ, giữ khoảng cách an toàn tối thiểu 2m. 

Kỹ năng làm chủ cơ thể

Để tránh các vấn đề về xâm hại ở trẻ em, ba mẹ hãy hướng dẫn các con cách làm chủ cơ thể mình. cũng như giá trị cơ thể của bé. Việc ba mẹ nên bắt đầu giáo dục giới tính khi bé bắt đầu đi nhà trẻ. Ba mẹ hãy dạy con phân biệt đụng chạm tốt và đụng chạm xấu để bé có những phản xạ phù hợp.

Kỹ năng an toàn bơi 

Bơi lội là một trong hoạt động yêu thích của các bé, tuy nhiên

có không ít các tai nạn xảy ra từ sự chủ quan của ba mẹ. Việc chủ động trang bị các kỹ năng bơi toàn sẽ giúp các bé được bảo vệ an toàn khi vui chơi. 

Ngoài những kỹ năng bơi lội, bé còn phải được học cách tự cứu mình khi bất ngờ gặp phải các biểu hiện như mệt, chuột rút, đuối nước hay nghẹt thở. Đây là yếu tố cơ bản để đảm bảo an toàn cho trẻ em khi tiếp xúc với nước.

Kỹ năng an toàn sử dụng thiết bị nguy hiểm 

Trong cuộc sống hằng ngày bé vô tình đối mặt với những vật dụng nguy hiểm. Các thiết bị điện, hoặc những vật dụng sắt nhọn có thể gây nguy hiểm cho trẻ, nhất là những bạn nhỏ trong độ tuổi mẫu giáo và tiểu học. Để an toàn cho bé, bạn nên dạy các bé cách sử dụng các thiết bị điện sao cho an toàn, cũng như cách sử dụng dao, kéo một cách cẩn thận nhất.

Không nên tin tưởng người lạ 

Đối với những người xa lạ ba mẹ nên dạy bé biết cách để từ chối nhận quà bánh hoặc đề phòng những lời rủ đi chơi để tránh các trường hợp rủi ro. 

Kỹ năng ứng phó với bạo lực 

Bạo lực gia đình, bạo lực học đường, … những thông tin về các vấn đề này khiến không ít ba mẹ phải đau lòng. Chính vì thế ngay từ bé ba mẹ cần dạy cho bé kỹ năng tự bảo vệ mình trước bạo lực.

Thay vì im lặng chịu đựng, bạn cần dạy con biết lên tiếng, vì chỉ khi bé lên tiếng thì gia đình và nhà trường mới có thể tìm được hướng giải quyết thích hợp.

Đặc biệt là khi có bước chuyển đổi tâm lý tuổi dậy thì tầm 10 tuổi trở đi, trẻ rất dễ bị tổn thương và hay giấu kín mọi việc. Vì vậy, bạn hãy luôn nhẹ nhàng hỏi han và quan sát trẻ để hiểu hơn và bảo vệ an toàn cho trẻ trong bất kỳ tình huống nào.

Dạy bé những nơi có thể bảo vệ trẻ em

Ba mẹ không thể kế bên để bảo vệ con vậy nên việc giúp bé nhận định khu vực nguy hiểm, đồ vật, con vật nguy hiểm cùng những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải là điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra, bạn hãy hướng dẫn trẻ tìm đến đồn cảnh sát gần nhất, hay những nơi nhà người thân tin tưởng được để đề phòng trường hợp xấu xảy ra.

 

Nguồn: Tổng hợp