- Trang chủ
-
Về TOMATO
- Chương trình
-
Chương trình tiểu học
- HAPPY & HARMONY - Chuẩn bị tâm lý và cảm xúc cho trẻ trong gia đình đơn thân
- Net Smart - Thông minh & An toàn Trong Thế giới Online
- Mind Map for Kids - Bé ghi nhớ và học tốt với “Bản đồ tư duy”
- Mindfulness for Children - Kỹ năng tập trung và làm chủ suy nghĩ
- Sing Sing English - Bé học Tiếng Anh qua bài hát và đồng dao
- Social & Emotional Skills - Kỹ năng cảm xúc xã hội
- KID POWER - Bộ ba kỹ năng dành cho lứa tuổi tiểu học
- Happy read, Happy talk - Bé rèn kỹ năng đọc hiểu và trình bày
- Tutor Me - Chăm sóc và giúp bé sắp xếp bài vở sau giờ học
- The story maker - Kỹ năng viết sáng tạo cho trẻ em
- Travelling School - Trường học dịch chuyển
- Stop & Think - Kỹ năng an toàn và tự bảo vệ bản thân cho bé
- Strong Kid - Dạy trẻ bảo vệ bản thân và mạnh mẽ trong biến cố
- Chương trình mầm non
- HAPPY & HARMONY - Chuẩn bị tâm lý và cảm xúc cho trẻ trong gia đình đơn thân
- Sing Sing English - Bé học Tiếng Anh qua bài hát và đồng dao
- Smart Kids Junior - Bé thông minh về cảm xúc
- Smart Play - Chơi để trẻ thông minh hơn
- Fun ABC - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
- Happy Saturday - Giải pháp để bé có một ngày cuối tuần, thú vị khi ba mẹ bận rộn
- Tutor Me - Chăm sóc và giúp bé sắp xếp bài vở sau giờ học
- Travelling School - Trường học dịch chuyển
- Stop & Think - Kỹ năng an toàn và tự bảo vệ bản thân cho bé
- Bé vào lớp 1
- Strong Start - Để bé bước vào lớp 1 tự tin & vững vàng
- Happy read, Happy talk - Bé rèn kỹ năng đọc hiểu và trình bày
- Fun ABC - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
- Strong Start Online - Chuẩn bị cho bé vào lớp 1 Online
- Chương trình Hè
Dạy các kỹ năng và thực hành Mindfulness căn bản
Mindful Breathing – Hơi thở chú tâm/ Thở 1 cách chú tâm
Hơi thở tập trung là một yếu tố quan trọng trong việc thực hành Mindfulness và thường là nền tảng của các bài tập khác. Để giúp trẻ học cách tập trung vào hơi thở chú tâm.
Thông qua việc chú tâm hơi thở bằng cách dẫn dắt các em tưởng tượng một chiếc thuyền nhấp nhô như khi chúng ta thở; với mỗi lần hít vào và thở ra, như chiếc thuyền di chuyển nhẹ nhàng trên mặt nước. Chúng ta cũng hình dung hơi thở của chúng ta như một màu sắc, việc tập trung vào kinh nghiệm thở được di chuyển thông qua mũi của mình.
Cuối cùng, các em các em tưởng tượng mình là cá và chú ý cách lần đầu tiên thở qua phổi như thế nào.
Body Scan – Chú tâm cơ thể/ Scan cơ thể
Chú tâm cơ thể là một trong những thực hành cơ bản của Mindfulness, và đây là một trong những thực hành dễ dạy cho trẻ.
1. Cho trẻ nằm ngửa trên bề mặt thật thoải mái và nhắm mắt lại
2. Sau đó, yêu cầu các em siết chặt từng cơ bắp trong cơ thể của mình càng chặt càng tốt. Yêu cầu các em vặn ngón chân và bàn chân của mình, siết tay thành nắm đấm, và làm cho chân và cánh tay cứng như đá.
3. Sau một vài giây, để các em giải phóng các cơ và thư giản trong vài phút. Khuyến khích các em nghĩ về cách các cảm giác cơ thể thông qua hoạt động này
Bài tập đơn giản này giúp trẻ ý thức hơn về cơ thể của chúng và giúp các em tìm được cách sống với khoảnh khắc của hiện tại.
Heartbeat Exercise – Bài tập nhịp tim
Chú ý đến nhịp tim có vai trò trong nhiều bài tập và hoạt động của Mindfulness. Trẻ em có thể học cách áp dụng thực hành này vào cuộc sống của chính mình.
Yêu cầu các em nhảy lên xuống tại chỗ trong một phút. Khi họ kết thúc, cho các em ngồi xuống và đặt tay lên vùng tim. Hướng dẫn các em nhắm mắt và chú ý đến nhịp tim của mình và, có lẽ, hơi thở của các em cũng vậy (Roman, 2015).
Bài thực hành đơn giản cho các em cách chú ý đến nhịp tim đập và giúp các em thực hành sự tập trung. Những kỹ năng này sẽ có ích khi các em bắt đầu tham gia vào các hoạt động chú tâm ở các bước cao hơn.
Mindfulness Meditation for Very Young Children – Định tâm cho trẻ nhỏ
Bạn có thể nghĩ rằng những lời khuyên và bài tập này có thể là tuyệt vời cho việc giảng dạy Mindfulness ở trường tiểu học hoặc trung học, và điều này hoàn toàn đúng! Đây là những nguồn lực tuyệt vời để giúp một đứa trẻ khám phá những lợi ích của việc chú tâm.
Mindfulness này có thể bắt đầu với trẻ trước tuổi mẫu giáo.
Ví dụ, một người mẹ viết blog đã nêu ra năm chiến lược dạy trẻ em chú tâm, mà cô ấy đã sử dụng với một đứa trẻ ba tuổi. Chiến lược của cô ấy là:
Dạy các con nhận biết và xác định cảm xúc của chính mình. Trẻ em cần phải kết hợp từ hoặc thuật ngữ để có cảm xúc với trải nghiệm thực tế về cảm giác đó. Khuyến khích các em suy nghĩ về cảm giác của từng cảm xúc trong cơ thể như thế nào; …
Xác thực cảm xúc của mình. Trẻ em thường phản ứng với sự thất vọng hoặc buồn bã khi nói về nỗi đau của chúng, tuy nhiên điều này là bình thường với chúng ta, là "nó không phải là một vấn đề lớn" Khi giảng dạy sự chú tâm sâu sắc, hãy cho các em cảm nhận được cảm xúc của mình mà không lo ngại những lời xét đoán và tập trung giảng dạy cách các em đối phó với những cảm xúc này.
Dạy về chú tâm hơi thở. Như chúng ta lưu ý ở trên, chú tâm hơi thở là một khối xây dựng quan trọng trong việc phát triển một thực hành chú tâm lành mạnh. Trẻ em có lợi khi tập trung vào hơi thở của mình khi đối mặt với những lúc khó quản lý cảm xúc. Tác giả của blog đưa ra 3 kỹ thuật mà cô ta đã đưa vào sử dụng với con mình:
1. Noticing the breath: Chú ý hơi thở
2. Five-finger starfish meditation: Tĩnh lặng theo ngón tay sao biển. kỹ thuật này giúp các em tập trung vào hơi thở bằng việc chú ý vào cử động của từng ngón tay trên bàn tay sao biển.
3. Đếm hơi thở: Kỹ thuật này chính xác là kỹ thuật lắng nghe âm thanh. Cho trẻ dừng lại và đếm hơi thở của mình. Đếm 1, 2 theo từng nhịp thở…Cho trẻ đếm đến 10 nếu các con còn nhỏ và nâng cao lên tùy theo khả năng của các con.
4. Hướng dẫn trẻ qua một CD hướng dẫn về chú tâm hơi thở
5. Trẻ nhỏ trực quan và bắt chước nên bạn phải chắc chắn bản thân bạn thực hiện được các bước đó
Lược dịch từ nguồn: https://positivepsychologyprogram.com/mindfulness-for-children-kids-activities/
Một số sách khác
LÀM THẾ NÀO GIẢI MÃ ĐƯỢC TÍNH CÁCH VÀ NĂNG LỰC HỌC TẬP CỦA CON?
Xây dựng cho con lộ trình phát triển phù hợp, phát huy năng lực bản thân là một trong những mục tiêu giáo dục được ba mẹ và nhà trường quan tâm. Tuy nhiên nhiều ba mẹ vẫn gặp khó khăn trong việc nên bắt đầu từ đâu, quan sát những khả năng của con ở những khía cạnh nào? Nên tập trung phát triển điểm mạnh hay hạn chế điểm yếu của con?
Chi tiết
- Chương trình