- Trang chủ
-
Về TOMATO
- Chương trình
-
Chương trình tiểu học
- HAPPY & HARMONY - Chuẩn bị tâm lý và cảm xúc cho trẻ trong gia đình đơn thân
- Net Smart - Thông minh & An toàn Trong Thế giới Online
- Mind Map for Kids - Bé ghi nhớ và học tốt với “Bản đồ tư duy”
- Mindfulness for Children - Kỹ năng tập trung và làm chủ suy nghĩ
- Sing Sing English - Bé học Tiếng Anh qua bài hát và đồng dao
- Social & Emotional Skills - Kỹ năng cảm xúc xã hội
- KID POWER - Bộ ba kỹ năng dành cho lứa tuổi tiểu học
- Happy read, Happy talk - Bé rèn kỹ năng đọc hiểu và trình bày
- Tutor Me - Chăm sóc và giúp bé sắp xếp bài vở sau giờ học
- The story maker - Kỹ năng viết sáng tạo cho trẻ em
- Travelling School - Trường học dịch chuyển
- Stop & Think - Kỹ năng an toàn và tự bảo vệ bản thân cho bé
- Strong Kid - Dạy trẻ bảo vệ bản thân và mạnh mẽ trong biến cố
- Chương trình mầm non
- HAPPY & HARMONY - Chuẩn bị tâm lý và cảm xúc cho trẻ trong gia đình đơn thân
- Sing Sing English - Bé học Tiếng Anh qua bài hát và đồng dao
- Smart Kids Junior - Bé thông minh về cảm xúc
- Smart Play - Chơi để trẻ thông minh hơn
- Fun ABC - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
- Happy Saturday - Giải pháp để bé có một ngày cuối tuần, thú vị khi ba mẹ bận rộn
- Tutor Me - Chăm sóc và giúp bé sắp xếp bài vở sau giờ học
- Travelling School - Trường học dịch chuyển
- Stop & Think - Kỹ năng an toàn và tự bảo vệ bản thân cho bé
- Bé vào lớp 1
- Strong Start - Để bé bước vào lớp 1 tự tin & vững vàng
- Happy read, Happy talk - Bé rèn kỹ năng đọc hiểu và trình bày
- Fun ABC - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
- Chương trình Hè
Động lực nào thúc đẩy hành vi của trẻ em
Động lực nào thúc đẩy hành vi của trẻ em? Câu trả lời là CẢM XÚC của chúng. Trong thực tế, cảm xúc tức thời của trẻ thường lấn át, che mờ hoặc thậm chí khống chế lý trí của chúng. Điều đó có nghĩa là trẻ xuôi theo những cảm xúc của chúng nhiều hơn là lý lẽ về những điều tốt – xấu đối với chúng.
Gần như tất cả những em mà chúng tôi nói chuyện đều biết rằng chúng nên học hành chăm chỉ vì như vậy sẽ giúp chúng đạt điểm cao, khiến thầy cô cha mẹ tự hào về chúng và sau này chúng sẽ có tương lai tươi sáng. Chúng hiểu tất cả những điều đó, chỉ có điều chúng vẫn… không học vì không CẢM THẤY muốn học. Người bạn trẻ nào cũng rõ rằng “con cãi cha mẹ trăm đường con hư”, rằng chẳng ai lo cho chúng như cha mẹ, ngặt một điều hễ cứ nghe bố mẹ lên lớp hay ca cẩm là chúng chịu không nổi, chỉ muốn cãi lại hoặc làm một cái gì đó cho bõ tức. Không một đứa trẻ nào ở tuổi vị thành niên không hiểu rõ những điều bị cấm đoán như hút thuốc, nói tục, trốn học, chơi game… đều là những việc có hại. Nhưng một số đứa vẫn cứ làm, như thể có một cái gì lôi kéo, xúi giục chúng làm việc ấy, như thể chúng CẢM THẤY một sự thỏa mãn nào đó khi làm những điều mà người lớn cấm tiệt.Cảm Xúc Đi Trước, Lý Lẽ Theo Sau
Một khi đã biết rõ rằng con cái chúng ta bị sai khiến bởi tình cảm nhiều hơn lý trí, bạn sẽ nhận ra sự cố gắng thay đổi hành vi của trẻ bằng cách lên lớp, liên tục nhắc nhở hay đe nẹt là vô ích, thậm chí phản tác dụng, bất kể lời lẽ của bạn có hay ho và đúng đắn đến mức nào chăng nữa.
Những lời nhận xét hay khuyên bảo kiểu như: “Phải chăm học con nhé, vì tương lai của con đấy”, “Đừng giao du với mấy thằng đầu bò đầu bướu nữa, con không biết câu gần mực thì đen gần đèn thì sáng hay sao”, “Muốn làm việc hiệu quả con phải có thói quen ngăn nắp, gọn gàng” sẽ chỉ như “đàn gảy tai trâu” cho đến khi bạn biết cách gỡ rối những cảm xúc đang khuấy động trong lòng chúng. Khi đứa trẻ đang trong tâm trạng buồn bã, thất vọng, ngán ngẩm, giận dữ…, chúng chỉ biết đến những cảm xúc đó, thế nên tất cả mọi lời cằn nhằn, trách mắng trên đời này đều không thể làm chúng thay đổi, hoặc làm theo những lời giáo huấn của bạn.
Hiểu được “cơ chế” đó, tức là chúng ta đang tiếp cận với một thực tế là ta chỉ có thể tác động đến con cái bằng cách nhận biết và quan tâm thật sự đến cảm xúc của trẻ. Ta cũng nên học cách của người xưa, lợi dụng sức gió để đẩy cánh buồm đi mà không cần tốn sức. Tức là biết cách nương theo các loại cảm xúc thúc đẩy con cái hành động để lái chúng làm những việc mà ta muốn. Bọn trẻ chỉ làm những việc mà chúng thích làm mà thôi, và cách của chúng ta là làm cho chúng thích những điều ta muốn chúng làm.(Nguồn: sưu tầm)
Một số sách khác
LÀM THẾ NÀO GIẢI MÃ ĐƯỢC TÍNH CÁCH VÀ NĂNG LỰC HỌC TẬP CỦA CON?
Xây dựng cho con lộ trình phát triển phù hợp, phát huy năng lực bản thân là một trong những mục tiêu giáo dục được ba mẹ và nhà trường quan tâm. Tuy nhiên nhiều ba mẹ vẫn gặp khó khăn trong việc nên bắt đầu từ đâu, quan sát những khả năng của con ở những khía cạnh nào? Nên tập trung phát triển điểm mạnh hay hạn chế điểm yếu của con?
Chi tiết
- Chương trình