- Trang chủ
-
Về TOMATO
- Chương trình
-
Chương trình tiểu học
- HAPPY & HARMONY - Chuẩn bị tâm lý và cảm xúc cho trẻ trong gia đình đơn thân
- Net Smart - Thông minh & An toàn Trong Thế giới Online
- Mind Map for Kids - Bé ghi nhớ và học tốt với “Bản đồ tư duy”
- Mindfulness for Children - Kỹ năng tập trung và làm chủ suy nghĩ
- Sing Sing English - Bé học Tiếng Anh qua bài hát và đồng dao
- Social & Emotional Skills - Kỹ năng cảm xúc xã hội
- KID POWER - Bộ ba kỹ năng dành cho lứa tuổi tiểu học
- Happy read, Happy talk - Bé rèn kỹ năng đọc hiểu và trình bày
- Tutor Me - Chăm sóc và giúp bé sắp xếp bài vở sau giờ học
- The story maker - Kỹ năng viết sáng tạo cho trẻ em
- Travelling School - Trường học dịch chuyển
- Stop & Think - Kỹ năng an toàn và tự bảo vệ bản thân cho bé
- Strong Kid - Dạy trẻ bảo vệ bản thân và mạnh mẽ trong biến cố
- Chương trình mầm non
- HAPPY & HARMONY - Chuẩn bị tâm lý và cảm xúc cho trẻ trong gia đình đơn thân
- Sing Sing English - Bé học Tiếng Anh qua bài hát và đồng dao
- Smart Kids Junior - Bé thông minh về cảm xúc
- Smart Play - Chơi để trẻ thông minh hơn
- Fun ABC - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
- Happy Saturday - Giải pháp để bé có một ngày cuối tuần, thú vị khi ba mẹ bận rộn
- Tutor Me - Chăm sóc và giúp bé sắp xếp bài vở sau giờ học
- Travelling School - Trường học dịch chuyển
- Stop & Think - Kỹ năng an toàn và tự bảo vệ bản thân cho bé
- Bé vào lớp 1
- Strong Start - Để bé bước vào lớp 1 tự tin & vững vàng
- Happy read, Happy talk - Bé rèn kỹ năng đọc hiểu và trình bày
- Fun ABC - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
- Chương trình Hè
Khả năng xử lý tình huống là thước đo đánh giá sự thông minh của trẻ
Chị Phương Quỳnh (HCM) chia sẻ: “Con mình năm nay đã được 2 tuổi nhưng rất thụ động, đồ chơi để ngay trên bàn nhưng không tự lấy mà chỉ biết khóc đòi mẹ đem tới. Mình cũng cố gắng dạy cháu tự làm những việc nhỏ cho bản thân nhưng cháu không nhớ và cũng không biết cách áp dụng. Như việc mặc áo đơn giản mà mình đã hướng dẫn nhiều lần rồi mà cháu vẫn chưa tự làm được. Theo các tài liệu mình tìm hiểu thì trẻ 2 tuổi đã biết tự xử lý những tình huống đơn giản rồi. Mình sợ bé nhà mình bị não chậm phát triển, không biết có phải không?”
Không ít các bậc phụ huynh đều lo lắng về điều này. Khi trẻ còn nhỏ, những biểu hiện trong hoạt động vui chơi và các công việc hàng ngày cũng là dấu hiệu để cha mẹ nhận biết khả năng của con mình. Khả năng tiếp thu của trẻ trong giai đoạn đầu đời cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học hỏi của trẻ sau này. Nếu trẻ tỏ ra chậm chạp, thụ động và không thể tự trang bị cho bản thân những kiến thức căn bản thì cha mẹ cần lưu ý để tìm biện pháp cải thiện.
Để trẻ phát triển trí thông minh cần thông qua quá trình học hỏi gồm 3 bước: tập trung, ghi nhớ và xử lý tình huống. Cả 3 bước này đều chịu tác động trực tiếp bới khả năng hoạt động của trí não, đặc biệt là phần não trước – nơi có nhiệm vụ tập hợp quá trình suy nghĩ, lên kế hoạch và hoạt động của cơ thể. Vì thế, điều đầu tiên cha mẹ cần quan tâm là bổ sung cho não trẻ một chế độ dinh dưỡng đúng đắn. Theo báo cáo của giáo sư Y khoa Russell L. Blaylock trên LE Magazine năm 2008, trẻ được bổ sung đầy đủ DHA sẽ có chức năng não tốt hơn, đặc biệt là thị giác và khả năng nhận thức. Bên cạnh đó, DHA còn giúp não bộ phát triển và kích thích sự hoạt động của các dây thần kinh, giúp não trẻ nhanh nhạy hơn khi tiếp cận, lưu trữ hoặc xử lý thông tin và điều này sẽ được thể hiện ở sự linh hoạt và nhạy bé của trẻ trong việc phân tích, xử lý những tình huống xảy ra ở môi trường xung quanh. Tổ chức Y tế thế giới (FAO/WHO) đưa ra khuyến cáo về hàm lượng đúng DHA cần bổ sung cho trẻ nhỏ là 17mg DHA/100kcal và đối với trẻ 1 tuổi trở lên là từ 75mg DHA một ngày (tùy theo cân nặng của trẻ).
Khả năng xử lý tình huống là thước đo đánh giá sự thông minh của trẻ
Không phải trẻ nào ngay khi sinh ra đã mang trong mình gen thông minh do di truyền. Vì thế cha mẹ hoàn toàn có thể thay đổi tương lai của trẻ dựa trên nền tảng dinh dưỡng và giáo dục. Khi có được một bộ não tốt nhờ vào chế độ dinh dưỡng bổ sung đầy đủ DHA, trẻ đã sẵng sàng để trải nghiệm, học hỏi, phân tích và xử lý tình huống qua những bài luyện tập hàng ngày. Ở độ tuổi lên hai, lên ba, trẻ vẫn còn ham chơi và sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn từ những trò chơi yêu thích. Cha mẹ có thể tận dụng đặc điểm này ở trẻ để thiết kế những trò chơi phù hợp, giúp trẻ vừa chơi vừa phát huy tiềm năng xử lý tình huống một cách tiềm năng nhất.
Trò chơi giúp trẻ thông minh hơn có thể kể đến là những trò khuyến khích trẻ động não như lắp ráp hay xếp hình. Theo Tiến sĩ – nhà tâm lý giáo dục Istar Schwager, người sáng lập trang web nổi tiếng dành cho cha mẹ Creative Parent, trò chơi xếp hình sẽ giúp trẻ nhận biết được sự giống nhau, sự khác nhau, ghi nhớ, nắm bắt được trình tự và dựa vào hình mẫu để dự đoán vị trí cho miếng ghép tiếp theo. Thú vị hơn, đây là trò chơi luôn mang lại hứng thú dài lâu cho trẻ, với mỗi lần tìm ra đúng đáp án, trẻ sẽ cảm thấy vui mừng và tự tin để tiếp tục thử thách.
Trò chơi xếp hình khuyến khích trẻ động não phát huy tiềm năng xử lý tình huống. Ngoài ra, có thể cho trẻ vừa chơi vừa học với sách hình. Hãy cho trẻ nhìn những hình vẽ của các đồ vật như bàn ghế, tivi, bóng đèn,… bên trong một quyển sách hình phù hợp với độ tuổi. Sau đó yêu cầu trẻ tìm các đồ vật tương tự như vậy ở xung quanh mình.Trẻ sẽ phân tích và biết được rằng, tuy khác nhau về màu sắc, nhưng sẽ có những đặc điểm tương đồng giữa đồ vật trong nhà và những hình trẻ thấy được. Khi trẻ đã quen và thành thục, cha mẹ có thể cho bé rèn luyện với những hình phức tạp hơn và hỏi trẻ những điều liên quan tới nó. Ví dụ như cho trẻ xem hình con voi và hỏi xem trẻ đã gặp con vật giống như vậy ở đâu rồi?
Vừa chơi vừa học với sách hình cũng giúp trẻ tìm tòi, khám phá, rèn luyện trí thông minh. Khả năng xử lý tình huống là thước đo đánh giá trí thông minh của trẻ và quá trình học hỏi của trẻ trong giai đoạn hiện tại cũng như tương lai. Khi có tư duy nhạy bén ngay từ nhỏ, trẻ sẽ luôn chủ động tìm câu trả lời cho mọi vấn đề để từ đó trưởng thành và tự tin hơn trong mọi mặt của cuộc sống. Vì thế, cha mẹ nên hỗ trợ và khuyến khích trẻ phát huy khả năng xử lý tình huống của bản thân. Thói quen tự tìm tòi, khám phá và giải quyết các vấn đề bất ngờ ngay từ nhỏ sẽ tạo động lực cho trẻ sáng tạo, và phấn đấu trong học tập cũng như sự nghiệp sau này.
(Nguồn: sưu tầm)
Một số sách khác
LÀM THẾ NÀO GIẢI MÃ ĐƯỢC TÍNH CÁCH VÀ NĂNG LỰC HỌC TẬP CỦA CON?
Xây dựng cho con lộ trình phát triển phù hợp, phát huy năng lực bản thân là một trong những mục tiêu giáo dục được ba mẹ và nhà trường quan tâm. Tuy nhiên nhiều ba mẹ vẫn gặp khó khăn trong việc nên bắt đầu từ đâu, quan sát những khả năng của con ở những khía cạnh nào? Nên tập trung phát triển điểm mạnh hay hạn chế điểm yếu của con?
Chi tiết
- Chương trình