Kỹ năng giúp trẻ học tập hiệu quả

Kỹ năng giúp trẻ học tập hiệu quả là sự kết hợp của nhiều kỹ năng – tổ chức, quản lý thời gian, ưu tiên, tập trung và động lực. Dưới đây là một vài lời khuyên giúp cho con của bạn đi đúng hướng.

Nói chuyện với trẻ

Để tìm ra những kỹ năng nào mà trẻ có và những kỹ năng nào có thể phát triển hơn nữa, hãy bắt đầu với một cuộc nói chuyện đơn giản tập trung vào mục tiêu của trẻ. Hỏi trẻ về môn học yêu thích, lớp học mà trẻ không thích hay lo sợ và có phải bé đã thấy hài lòng với kết quả học tập hiện tại của mình.

Lắng nghe để tìm ra vấn đề

Kết hợp những quan sát cá nhân của bạn với sự tự đánh giá của trẻ. Liệu con của bạn có bị áp lực bởi học tập? Trẻ có thể gặp rắc rối với việc quản lý thời gian. Con bạn có gặp khó khăn trong việc hoàn tất bài tập? Trẻ có thể dễ bị sao nhãng. Hoặc con bạn chỉ đơn giản là không có hứng thú với trường học? Có lẽ trẻ cần có động lực thúc đẩy.

Nhận dạng vấn đề

Bắt đầu từ đó giúp trẻ nhận ra kỹ năng nào trong 5 kỹ năng cần thiết dưới đây mà trẻ đang gặp phải rắc rối.

1. Kỹ năng tổ chức

Đối với nhiều học sinh, những khó khăn trong học tập thường liên quan nhiều đến việc thiếu kỹ năng tổ chức, lên kế hoạch cho việc học hơn là thiếu khả năng về trí tuệ.

Những lời khuyên giúp con của bạn biết cách sắp xếp, lên kế hoạch học tập:

  • Làm danh sách kiểm tra những thứ trẻ cần mang đến trường và mang về nhà hàng ngày. Đính một bản sao lên cửa nhà và một bản vào cặp sách của trẻ. Cố gắng cùng trẻ kiểm tra theo danh sách này hàng ngày để xem trẻ có nhớ những thứ trong danh sách.

  • Quan tâm xem trẻ xử lý những bài tập về nhà như thế nào và ghi lại những ghi chú như thế nào. Sau đó cùng học với trẻ để giúp trẻ phát triển những kỹ năng này.

  • Đi mua sắm cùng trẻ những đồ vật giúp trẻ học cách sắp xếp, quản lý học tập như những giấy ghi chú, tập kẹp bài hay sách bài tập

2. Kỹ năng quản lý thời gian

Học cách lên kế hoạch học tập sao cho đủ thời gian hoàn thành các bài tập có thể khó đối với nhiều học sinh. Thậm chí khi học sinh có cả một tuần để làm một đề tài, nhiều người sẽ không bắt tay vào làm cho đến đêm cuối trước hạn nộp. Học cách sắp xếp thời gian một cách hiệu quả sẽ giúp giải quyết tốt các bài tập và có thêm những trải nghiệm.

Những lời khuyên giúp trẻ quản lý thời gian:

  • Theo dõi các bài tập trên lịch hàng tháng. Làm những bài tập lớn càng sớm càng tốt và làm các bài tập hàng ngày.

  • Giúp trẻ ghi lại trẻ mất bao nhiêu thời gian dành cho việc làm bài tập mỗi tuần để có thể tìm cách phân chia thời gian hợp lý.

  • Cùng nhau chọn thời gian làm bài tập hàng ngày và giúp trẻ học theo thời gian biểu này.

  • Nếu buổi tối không đủ thời gian hãy giúp trẻ tìm thời gian khác cho những bài tập ở trường như sáng sớm hay cuối tuần.

3. Kỹ năng ưu tiên thứ gì

Có nhiều trẻ nhỏ bị đuối hơn bạn bè và không hoàn thành được bài tập chỉ bởi vì chúng không biết bắt đầu từ đâu.

Biết ưu tiên cái nào là một kỹ năng mà con bạn sẽ cần trong cuộc sống, vì vậy nó không bao giờ là quá sớm để bắt đầu.

Những lời khuyên giúp trẻ biết chọn ưu tiên cái nào:

  • Bảo trẻ viết ra tất cả những việc trẻ muốn làm bao gồm cả những hoạt động không liên quan đến trường học.

  • Yêu cầu trẻ xếp thứ tự 1,2,3 cho các hoạt động ấy theo thứ tự 1 là những việc quan trọng nhất.

  • Hỏi về mỗi hoạt động để bạn có thể hiểu tại sao trẻ lại ưu tiên hay không ưu tiên hoạt động ấy. Qua việc lựa chọn này bạn sẽ biết được trẻ quan tâm đến điều gì.

  • Giúp trẻ thay đồi một vài thứ tự để có được ưu tiên tốt hơn cho học tập. Sau đó hướng trẻ viết lại danh sách với tất cả những ưu tiên có xếp thứ tự 1 lên đầu.

  • Kiểm tra thường xuyên để thấy danh sách này đang tiến triển như thế nào và trẻ đang ưu tiên những bài tập, nhiệm vụ mới như thế nào.

4. Tập trung

Khi trẻ học cần có một môi trường ít tiềng ồn và không bị làm gián đoạn thời gian học tập của trẻ.

Những lời khuyên giúp trẻ tập trung:

  • Tắt truy cập những trò chơi điện tử, trang thông tin giải trí khi con bạn học trên máy tính.

  • Yêu cầu điện thoại và ti vi trong chế độ tắt trong suốt thời gian làm bài tập về nhà

  • Tìm không gian thích hợp cho các bài tập. Nếu con bạn đang làm bài tập khoa học, trẻ có thể cần nhiều không gian; nếu trẻ đang học cho bài kiểm tra ngoại ngữ thì trẻ sẽ cần một bàn nhiều ánh sáng,…

  • Giúp trẻ tập trung trong suốt thời gian làm bài tập bằng cách không để anh, chị, em của trẻ quấy nhiễu.

5. Động lực

Hầu hết trẻ nói rằng chúng muốn hoành thành tốt những nhiệm vụ ở trường, nhưng nhiều trẻ vẫn không thực hiện được điều đó. Lý do thường là không có động lực. Khai thác vào những sở thích của trẻ là một cách tuyệt vời để hướng trẻ vào học tốt hơn ở trường.

Những lời khuyên giúp tạo động lực cho trẻ:

  • Liên hệ những bài học ở trường với cuộc sống của trẻ. Nếu trẻ đang học về phần trăm, hãy hỏi trẻ cách tính giá của một sản phẩm giảm giá bạn mua cho trẻ gần đây nhất.

  • Kết nối sở thích của trẻ với việc học. Nếu trẻ thích âm nhạc hãy tặng cho trẻ sách về các nhà soạn nhạc, nhạc sĩ nổi tiếng.

  • Để trẻ tự kiểm soát và chọn lựa. Với hướng dẫn của bạn, để trẻ tự quyết định giờ học, quản lý việc học hay những chủ đề bài tập ở trường.

  • Khuyến khích trẻ chia sẻ những điều trẻ học được. Và thường xuyên hỏi trẻ về những điều trẻ học ở trường.

  • Chúc mừng, khuyến khích và trao thưởng cho tất cả những thành công của trẻ để trẻ có thêm động lực học tập tốt.

Thường thì điều mà làm cho trẻ quay lưng lại với việc cố gắng là nỗi sợ hãi thất bại hay ký ức về khoảng thời gian mà trẻ đã học tập không tốt. Bạn có thể giúp phá vỡ rào cản này bằng cách khích lệ, có phần thưởng cho những thành công của trẻ, dù là nhỏ bé và bằng cách tạo cho trẻ cơ hội để thành công trong học tập.

Nhưng dù là muốn tạo cho trẻ kỹ năng gì thì vai trò của các bậc phụ huynh cũng vô cùng quan trọng. Cha mẹ cần là một người bạn, cùng học, cùng chia sẻ với trẻ để giúp trẻ định hướng và tạo động lực học tập tốt.

 

(Nguồn: sưu tầm)