Nguyên tắc vàng trong giáo dục cảm xúc cho trẻ trong những năm đầu đời

Trong những năm đầu đời của con, ngoài việc phát triển về thể chất, các kỹ năng thì việc giúp con giáo dục cảm xúc cũng là một trong những khía cạnh cần được ba mẹ quan tâm. Để có thể giáo dục cảm xúc cho con một hiệu quả ba mẹ cần lấy trẻ làm trung tâm và hướng đến trẻ. Bên cạnh đó ba mẹ cần dựa vào tính cách, thói quen của trẻ để có thể tiếp cận dễ dàng hơn. Về cơ bản ba mẹ có thể dựa vào một số nguyên tắc sau để giáo dục cảm xúc cho con. 

Nguyên tắc 1: Đừng quá cứng nhắc trong giáo dục cảm xúc 

Mỗi đứa trẻ là một bản thể riêng biệt, chính vì thế nếu ba mẹ áp dụng cách giáo dục của người khác lên trẻ rất có thể sẽ không phù hợp. Chính vì thế ba mẹ đừng nên quá cứng nhắc trên hành trình giáo dục và giúp trẻ phát triển cảm xúc. Không chỉ là tính cách, mà ở mỗi thời điểm khác nhau trẻ có những phản ứng và cảm xúc nhau, chính vì sự đồng hành và kiên nhẫn của ba mẹ là rất quan trọng. 

Ba mẹ không nên nóng vội, hãy bình tĩnh, chậm rãi từng chút một để có thể nắm bắt được nội tâm và cảm xúc của trẻ qua từng giai đoạn, từ đó sẽ hướng dẫn trẻ những cách bày tỏ cảm xúc phù hợp.

 

Nguyên tắc 2: Duy trì cảm xúc tích cực ở mọi lúc mọi nơi

Giáo dục cảm xúc là việc ba mẹ cần có sự kiên nhẫn duy trì để có thể “mưa dầm thấm lâu”.  Trẻ mầm non rất dễ bị ảnh hưởng và tác động bởi những thói quen xấu và hành vi không tốt. Chính vì thế việc giáo dục cảm xúc cần được ba mẹ thực hiện ở mọi thời điểm, mọi không gian để giúp con duy trì cảm giúp tích cực, hành vi đúng đắn. Vì trẻ em như “tờ giấy trắng”, để có thể vẽ nên những điều tốt đẹp lên trang giấy trắng đó ba mẹ và cả những người thân trong gia đình điều hành chỉnh vi của mình theo một chuẩn mực nhất định để trẻ học theo. 

Ba mẹ nên giúp trẻ duy trì cảm xúc tích cực thông qua các hoạt động trải nghiệm và thực hành với các tình huống gần gũi với đời sống và hoạt động học tập của trẻ. Thông qua đó trẻ được nâng cao hơn nhận thức, khả năng ứng xử trong các tình và tự điều chỉnh cảm xúc đúng mực. 

Nguyên tắc 3: Người lớn phải làm gương cho trẻ 

Trên hành trình phát triển cảm xúc, hoàn thiện nhân cách, trẻ rất cần sự đồng hành của ba mẹ. Chính vì thế nguyên tắc quan trọng nhất trong việc giáo dục cảm xúc cho trẻ là ba mẹ phải tấm gương tốt để trẻ học tập theo. Ba mẹ và những người lớn trong gia đình chính là hình mẫu thể hiện đủ các trạng thái cảm xúc, hành vi giao tiếp mà trẻ có thể học theo. Với hành trạng thái, lời nói và hành động sai lệch với các chuẩn mực trẻ sẽ rất ễ học theo, vô hình chung sẽ ảnh hưởng đến việc giáo dục trẻ ở những giai đoạn tiếp theo

Nguyên tắc 4: Lựa chọn môi trường học tập, vui chơi phù hợp. 

Nếu như ở nhà trẻ chịu ảnh hưởng nhiều từ ba mẹ, thì tại trường trẻ ảnh hưởng nhiều bởi giáo viên. Chính vì vậy việc chọn lựa môi trường học tập, vui chơi cho con cũng đóng vai trò giúp con hình thành nhân cách và cảm xúc. Ba mẹ cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường để có thể đảm bảo con luôn được nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường tích cực, thân thiện và tràn ngập tình yêu thươnng.

Chương trình SMART KIDS JUNIOR – “Bé Thông Minh Cảm Xúc” (4 - 6 tuổi) của Trường Ngoại khóa TOMATO sẽ giúp cho trẻ biết cách làm chủ cảm xúc, uốn nắn những hành vi không phù hợp của bản thân với những người xung quanh, từ đó tránh cho bé hình thành những thói quen xấu có tác động tiêu cực đến tính cách là rất cần thiết.