Phát hiện sớm những biểu hiện chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

 

Do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid - 19, bé ở nhà trong một thời gian dài có ít sự tương tác và tiếp với bên ngoài, thêm vào đó việc tiếp cận các thiết bị công nghệ quá sớm khiến cho nhiều bé hiện nay mắc phải một số vấn đề về phát triển ngôn ngữ. Một trong số đó là bé mắc phải chứng rối loạn ngôn ngữ. 

Rối loạn ngôn ngữ là một trong những chướng ngại lớn nhất khiến cho việc phát triển ngôn ngữ chậm hơn với các bạn, việc giao tiếp của bé cũng gặp hạn chế. Ba mẹ có thể nhận biết bé đang mắc chứng rối loạn ngôn ngữ thông qua một số biểu hiện sau:

  • Không hiểu những câu nói dài.

  • Không thể nắm bắt được nội dung xuyên suốt của cuộc nói chuyện.

  • Khó khăn trong vấn đề đọc chữ viết.

  • Không hiểu cuộc hội thoại nếu có nhiều người tham gia hoặc xen lẫn tiếng ồn.

  • Mất hoàn toàn khả năng hiểu ngôn ngữ – cảm giác của người bệnh như đang nghe một dạng tiếng nước ngoài.

  • Không theo dõi được cuộc nói chuyện.

Dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em 

Ở lứa tuổi dưới 5 tuổi, có đến 10-15% trẻ em bị chẩn đoán rối loạn ngôn ngữ với những biểu hiện sau:

  • Bé không hứng thú khi nói chuyện, không nhớ thông tin cuộc hội thoại đã xảy ra.

  • Bé thường không nhớ tên của các đồ vật, gọi bằng “cái này”, “cái kia” để thay thế.

  • Nhầm những từ có liên quan đến nhau như “con chó” lại gọi thành “con mèo”.

  • Dùng các từ tối nghĩa, không hợp hoàn cảnh.

  • Dùng sai thành ngữ, tục ngữ.

  • Không thể tập trung nghe người khác nói nhất là khi có tiếng ồn như tiếng nhạc hoặc tivi.

Các dạng rối loạn ngôn ngữ

Rối loạn vận ngôn: Biểu hiện của rối loạn vận ngôn là bé nói ngọng, rối loạn hơi thở, nói ngắt quãng, rối loạn phát âm ở thanh quản, biến đổi độ vang của âm,… Ở bé bị rối loạn vận ngôn thông thường, có thể hoàn toàn hiểu lời nói và trình bày rõ ý kiến của mình. Vấn đề chủ yếu của bé gặp phải là những “méo mó, sai lệch” trong ngữ âm khiến người nghe cảm thấy khó hiểu. Trong trường hợp này, chỉ ba mẹ hoặc người thân đã tiếp xúc lâu dài mới có thể hiểu được ngôn ngữ của người bé.

Rối loạn ngôn ngữ biểu cảm: Bé bị rối loạn ngôn ngữ biểu cảm sẽ gặp khó khăn trong các vấn đề giao tiếp:

  • Không tìm được từ để nói

  • Mất nhiều thời gian suy nghĩ để nói câu đơn giản

  • Không thể gọi tên người thân hoặc những sự vật quen thuộc,…

  • Khó khăn khi trình bày nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của bản thân.

Các bài tập giúp cải thiện rối loạn ngôn ngữ

Áp dụng các bài tập cải thiện rối loạn ngôn ngữ tại nhà là một trong những cách làm hiệu quả được rất ba mẹ áp dụng. Bạn có thể áp dụng một số bài tập có tác dụng cải thiện rối loạn ngôn ngữ dưới đây:

  • Gọi tên đồ vật: Cũng giống như việc tập nói cho bé, việc cải thiện ngôn ngữ cũng cần thực hiện một số bước như vậy. Giới thiệu một số hình ảnh của người thân, đồ vật (bàn, ghế, sách, vở, quạt,…) và hướng dẫn người bệnh tập gọi đúng tên. Lưu ý cần nâng cao dần kiến thức và ôn lại kiến thức cũ mỗi ngày.

  • Tìm từ: tìm từ trái nghĩa, tìm từ đồng nghĩa, tìm đồng âm khác nghĩa. Những bài học này sẽ giúp nâng cao vốn từ cho bé. (ví dụ: nóng – lạnh, no – đói, ….)

  • Mô tả tranh ảnh: In một số bức ảnh đơn giản có màu, hướng dẫn bé mô ta những thành phần, sự kiện diễn ra trong ảnh (ví dụ: cô giáo đang dạy học, bác sĩ đang khám bệnh, người đàn ông đang lái xe ô tô,…)

  • Liệt kê từ theo danh mục: Đưa ra chủ đề chính và hướng dẫn bé rối loạn ngôn ngữ liệt kê từ theo chủ đề về: con vật, chủ đề cây cối, chủ đề gia đình,…

  • Nghe nhạc: Mở cho bé nghe một số bài hát mà bé yêu thích từ trước.

 

Tổng hợp