- Trang chủ
-
Về TOMATO
- Chương trình
-
Chương trình tiểu học
- HAPPY & HARMONY - Chuẩn bị tâm lý và cảm xúc cho trẻ trong gia đình đơn thân
- Net Smart - Thông minh & An toàn Trong Thế giới Online
- Mind Map for Kids - Bé ghi nhớ và học tốt với “Bản đồ tư duy”
- Mindfulness for Children - Kỹ năng tập trung và làm chủ suy nghĩ
- Sing Sing English - Bé học Tiếng Anh qua bài hát và đồng dao
- Social & Emotional Skills - Kỹ năng cảm xúc xã hội
- KID POWER - Bộ ba kỹ năng dành cho lứa tuổi tiểu học
- Happy read, Happy talk - Bé rèn kỹ năng đọc hiểu và trình bày
- Tutor Me - Chăm sóc và giúp bé sắp xếp bài vở sau giờ học
- The story maker - Kỹ năng viết sáng tạo cho trẻ em
- Travelling School - Trường học dịch chuyển
- Stop & Think - Kỹ năng an toàn và tự bảo vệ bản thân cho bé
- Strong Kid - Dạy trẻ bảo vệ bản thân và mạnh mẽ trong biến cố
- Chương trình mầm non
- HAPPY & HARMONY - Chuẩn bị tâm lý và cảm xúc cho trẻ trong gia đình đơn thân
- Sing Sing English - Bé học Tiếng Anh qua bài hát và đồng dao
- Smart Kids Junior - Bé thông minh về cảm xúc
- Smart Play - Chơi để trẻ thông minh hơn
- Fun ABC - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
- Happy Saturday - Giải pháp để bé có một ngày cuối tuần, thú vị khi ba mẹ bận rộn
- Tutor Me - Chăm sóc và giúp bé sắp xếp bài vở sau giờ học
- Travelling School - Trường học dịch chuyển
- Stop & Think - Kỹ năng an toàn và tự bảo vệ bản thân cho bé
- Bé vào lớp 1
- Strong Start - Để bé bước vào lớp 1 tự tin & vững vàng
- Happy read, Happy talk - Bé rèn kỹ năng đọc hiểu và trình bày
- Fun ABC - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
- Chương trình Hè
Tâm lý trẻ em: những điều các mẹ thường bỏ qua
1. “Có một con ‘ma’ ở trong phòng con.”
Lần sau, nếu bé tiếp tục mè nheo mẹ với câu nói “Mẹ ơi phòng con có mạ”, đừng vội bỏ đi. Hãy dành thời gian tắt đèn, ở phòng bóng tối và nhìn một lượt căn phòng dưới đôi mắt của bé. Một số đồ vật chồng chéo lên nhau trong phòng tối có thể biến thành những hình thù đáng sợ. Hãy bỏ xuống những chiếc áo đang treo trên móc, tiếc tíc tắc của chiếc đồng hồ đã quá cũ hay quạt trần quay lơ lửng trên đầu đều có thể khiến bé cảm thấy sợ hãi.
Mẹ có thể sắm cho bé một chiếc đèn ngủ với hình dáng đáng yêu và ánh sáng dịu. Đây sẽ là một gợi ý tốt để xua tan những “con ma” trong tưởng tưởng của bé.
2. “Con không biết”
“Tại sao con lại vặt hết hoa của mẹ?”, “Tại sao con lại cho con mèo ăn bim bim?”…rất nhiều chị em hỏi trẻ những câu chất vấn chỉ để nhận lại ánh mắt tròn xoe ngơ ngác cùng câu trả lời “Con không biết!”. Trẻ con không nói dối. Chúng quả thật không hiểu lý do vì sao mình lại làm như vậy. Bé đơn giản chỉ đang tò mò về những sự vật xung quanh và luôn có cảm giác muốn thử nghiệm cái mới. Do vậy, đừng quá bực tức khi thấy con hay mút chân, tự cắt tóc mái của mình hay nghịch ngợm linh tinh trong nhà. Chúng đơn giản chỉ muốn biết mọi chuyện sẽ ra sao sau đó.
3. “Ketchup cũng là một món ăn”
Không ít chị em bực mình khi thấy con ăn món nào cũng đòi chấm sốt ketchup (sốt cà chua) hoặc sốt mayonnaise. Mặc dù theo mẹ, cá hấp chấm với ketchup thì thật “chẳng liên quan”. Tuy nhiên, có rất nhiều em bé từ chối ăn tất cả mọi thứ trừ khi nó được chấm với ketchup hoặc sốt mayonnaise. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu trẻ chỉ ăn thức ăn khi có sốt ketchup, điều đó cũng chẳng quá nghiêm trọng. Cốt lõi là con vẫn đang ăn những loại thực phẩm dinh dưỡng nhất. Do đó, hãy thoải mái và đừng bắt con không được chấm sốt ketchup.
4. Châu chấu, bọ ngựa và các con côn trùng thật hay ho
Trẻ con rất thích các loài côn trùng. Rất nhiều bà mẹ không hiểu tại sao con lại “tha” một con cánh cam, chuồn chuồn hay là hào hứng đi bắt dế mèn về nuôi. Trẻ nhỏ thường chưa có nỗi sợ hãi với côn trùng. Thêm vào đó, việc hiếm khi thấy châu chấu, bọ ngựa và các loài vật nhí trong nhà khiến chúng càng thêm tò mò và háo hức.
5. Tại sao con cứ suốt ngày hỏi “Tại sao?”
Trẻ thực sự muốn biết “Tại sao”. Có những câu hỏi mà thật sự không dễ giải thích nếu mẹ không muốn phải “trình bày” hẳn một nghiên cứu khoa học như “Tại sao trời lại màu xanh?”, “Tại sao cá lại không thở được trên cạn”. Đừng ngó lơ và bỏ qua những câu hỏi này của trẻ. Đó là điều bé đang thật sự quan tâm. Mẹ hãy cố gắng tìm câu trả lời thích hợp cho con (hãy google chúng nếu có thể) vì giải đáp của mẹ, sẽ góp phần in sâu vào trí nhớ và kiến thức của bé về thế giới sau này.
6. Chơi đồ hàng với những người bạn tưởng tượng
Giả vờ chơi đồ hàng và nói chuyện với những người bạn tưởng tưởng cũng giúp trẻ nâng cao kỹ năng giao tiếp và tự tin. Do đó, mẹ đừng thấy buồn cười hay trêu chọc bé. Hãy cùng ngồi xuống, đóng vai một người bạn của trẻ và làm cho bữa tiệc tưởng tượng của cô bé thêm phần đông vui.
7. Phòng tắm cũng là chỗ chơi
Rất nhiều bà mẹ thắc mắc vì sao con cứ ở lì trong phòng tắm chẳng chịu ra ngoài. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, phòng tắm lại là một “thiên đường” với đủ các loại chai lọ thơm phức, giấy cuộn và cả những xô chậu lớn nhỏ để bé thỏa thích tưởng tượng rằng mình đang có một bể bơi mini. Bé có thể vũng vẫy và thả rất nhiều đồ vào chậu tắm, nghịch ngợm. Cũng có thể sẽ lấy giấy cuộn và cuộn kín con gấu của mình lại để biến chúng thành một “xác ướp”. Đừng khó hiểu và cũng đừng giục giã bé khi con đang ở trong phòng tắm.
8. Điều này thật kinh khủng
Khi trẻ phải đối mặt với cách kìm nén cảm xúc, nhiều bé sẽ khó làm được. Đó là lý do các con hay khóc còn mẹ thì lại cho là “có thế mà cũng phải khóc”. Đừng chê cười nỗi sợ hãi của trẻ và cũng đừng khó hiểu khi con khóc vì bị mẹ…gội đầu.
9. Mẹ đâu có nói là không được?
Trẻ con nghe lời người lớn nói và chỉ hiểu cụ thể từng câu chữ trong đó. Đấy là lý do vì sao mẹ cấm bé không được xem hoạt hình nhưng con vẫn bật tivi và chuyển…kênh khác. Do đó, hãy lặp lại với một yêu cầu chặt chẽ nhất: “Không được xem tivi”.
Trẻ con quan sát những cử chỉ, hành động hằng ngày của bố mẹ rồi từ đó bắt chước và học tập; vì vậy bố mẹ hãy luôn chú ý trong từng lời nói ra và cách đối xử với mọi người để làm tấm gương cho bé học hỏi và lớn khôn nhé!
(Nguồn: sưu tầm)
Một số sách khác
LÀM THẾ NÀO GIẢI MÃ ĐƯỢC TÍNH CÁCH VÀ NĂNG LỰC HỌC TẬP CỦA CON?
Xây dựng cho con lộ trình phát triển phù hợp, phát huy năng lực bản thân là một trong những mục tiêu giáo dục được ba mẹ và nhà trường quan tâm. Tuy nhiên nhiều ba mẹ vẫn gặp khó khăn trong việc nên bắt đầu từ đâu, quan sát những khả năng của con ở những khía cạnh nào? Nên tập trung phát triển điểm mạnh hay hạn chế điểm yếu của con?
Chi tiết
- Chương trình