Vô Cùng Tàn Nhẫn Vô Cùng Yêu Thương

Người Do Thái là một cộng đồng người nhỏ, chỉ hơn 13 triệu dân nhưng chiếm tỷ lệ gần 40% người đoạt giải Nobel. Để đạt được thành quả đó, ngoài yếu tố di truyền thì giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Vậy, người Do Thái dạy con như thế nào? 

“Vô Cùng Tàn Nhẫn Vô Cùng Yêu Thương” là quyển sách được viết bởi một người mẹ Do Thái, Sara. Sara được sinh ra và lớn lên ở Thượng Hải. Sau khi lập gia đình với người chồng Trung Quốc, bà sinh được 3 người con: 2 trai, 1 gái. Bà nuôi dạy con cũng như những người phụ nữ Trung Quốc khác. Rồi mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi gia đình bà trở về Israel.

Điều đầu tiên Sara nhận thấy ở Israel là các bà mẹ rất nhàn, chứ không luôn tay luôn chân chăm sóc con như bà. Các bà mẹ Do Thái dành cho các con “tình yêu đống lửa”, chứ không phải là “tình yêu tử cung”. Con cái của họ được khích lệ, được giúp đỡ nhưng không bao giờ là bao bọc. Các bà mẹ Do Thái vượt qua tình yêu mềm yếu của bản thân để tạo ra một thế hệ tương lai mạnh mẽ, độc lập… chứ không phải một thế hệ èo uột và dựa dẫm.

Hình ảnh “Bà mẹ Do Thái” này khiến không ít người cho rằng đây là cách giáo dục khá tàn nhẫn. Tuy nhiên, nếu các con được bao bọc quá kỹ thì con sẽ không đủ năng lực, kỹ năng vượt qua nghịch cảnh, vượt qua khó khăn, các con không thể “sống” trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

“Vô Cùng Tàn Nhẫn Vô Cùng Yêu Thương” giúp cho phụ huynh có được cái nhìn, một quan điểm khác về cách giáo dục con cái, để cha mẹ có thể lựa chọn phường pháp giáo dục phù hợp nhất cho các bé.