Làm thế nào để giúp trẻ tiểu học phát triển kỹ năng viết sáng tạo

Bước vào độ tuổi tiểu học, ngoài kỹ năng cảm xúc, giải quyết tình huống cần thiết thì kỹ năng học tập là một trong những yếu tố quan trọng cần được chú trọng ở giai đoạn này. Đặc biệt là kỹ năng viết sáng tạo, giúp truyền đạt suy nghĩ và minh chứng cho sự thành thạo về ngôn ngữ là một phần không thể thiếu để giúp trẻ đạt được kết quả học tập tốt. 

Để rèn luyện cho bé kỹ năng viết sáng tạo, ba mẹ có thể hỗ trợ và nâng cao kỹ năng viết của con em mình tại nhà. Điều này có thể giúp cho kỹ năng viết dễ dàng và thú vị hơn cho trẻ em.

Khuyến khích bé đọc nhiều 

Đọc sách là một trong những thói quen tốt ba mẹ nên giúp bé rèn luyện từ khi còn nhỏ. Đọc và viết là hai kỹ năng luôn song hành với nhau. Những nhà văn giỏi là những người đọc nhiều chủ đề khác nhau với những phong cách khác nhau. Ba mẹ có thể lựa chọn sách phù hợp với lứa tuổi và sở thích của con bạn, từ đó chúng sẽ truyền cảm hứng cho con bạn để viết.

Vận dụng sự đa dạng từ ngữ khi viết 

Ba mẹ có thể giúp cho bé mở rộng vốn từ bằng cách sử dụng nhiều các từ ngữ đồng trong những ngữ cảnh khác nhau để phù hợp. Ngoài ra, ba mẹ nên dành một không gian yên tĩnh có kệ sách ngay cạnh bên ở trong ngôi nhà để bé tập trung mà không hề bị làm phiền khi viết.

Sự sáng tạo

Luôn khuyến khích trẻ sáng tạo khi luyện tập viết, đừng quá lo lắng về ngữ pháp. Hãy nhẹ nhàng sửa các lỗi cơ bản khi con bạn mắc lỗi để tránh làm nản chí khi trẻ luyện tập viết. Thay vào đó, luôn khen ngợi sự sáng tạo và góp ý cho trẻ. Khuyến khích trẻ viết nhiều chủ đề khác nhau. Những chủ đề đó có thể là những câu chuyện giả tưởng hay những bức thư cho bạn bè hay người thân.

Điều quan trọng là cung cấp thời gian cho trẻ để rèn luyện kỹ năng viết hàng ngày để cải thiện. Từ đó trẻ sẽ hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng viết.

“The Story Maker - Người kể chuyện” là chương trình dành cho trẻ em trong độ tuổi 6-11 để rèn luyện kỹ năng viết sáng tạo. Chương trình trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết để sáng tác được một câu chuyện như hiểu về các thể loại truyện, bối cảnh, nhân vật, cảm xúc, thời gian, không gian, đồng thời khuyến khích trẻ mở rộng vốn từ và phát huy trí tưởng tượng của mình.