- Trang chủ
-
Về TOMATO
- Chương trình
-
Chương trình tiểu học
- HAPPY & HARMONY - Chuẩn bị tâm lý và cảm xúc cho trẻ trong gia đình đơn thân
- Net Smart - Thông minh & An toàn Trong Thế giới Online
- Mind Map for Kids - Bé ghi nhớ và học tốt với “Bản đồ tư duy”
- Mindfulness for Children - Kỹ năng tập trung và làm chủ suy nghĩ
- Sing Sing English - Bé học Tiếng Anh qua bài hát và đồng dao
- Social & Emotional Skills - Kỹ năng cảm xúc xã hội
- KID POWER - Bộ ba kỹ năng dành cho lứa tuổi tiểu học
- Happy read, Happy talk - Bé rèn kỹ năng đọc hiểu và trình bày
- Tutor Me - Chăm sóc và giúp bé sắp xếp bài vở sau giờ học
- The story maker - Kỹ năng viết sáng tạo cho trẻ em
- Travelling School - Trường học dịch chuyển
- Stop & Think - Kỹ năng an toàn và tự bảo vệ bản thân cho bé
- Strong Kid - Dạy trẻ bảo vệ bản thân và mạnh mẽ trong biến cố
- Chương trình mầm non
- HAPPY & HARMONY - Chuẩn bị tâm lý và cảm xúc cho trẻ trong gia đình đơn thân
- Sing Sing English - Bé học Tiếng Anh qua bài hát và đồng dao
- Smart Kids Junior - Bé thông minh về cảm xúc
- Smart Play - Chơi để trẻ thông minh hơn
- Fun ABC - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
- Happy Saturday - Giải pháp để bé có một ngày cuối tuần, thú vị khi ba mẹ bận rộn
- Tutor Me - Chăm sóc và giúp bé sắp xếp bài vở sau giờ học
- Travelling School - Trường học dịch chuyển
- Stop & Think - Kỹ năng an toàn và tự bảo vệ bản thân cho bé
- Bé vào lớp 1
- Strong Start - Để bé bước vào lớp 1 tự tin & vững vàng
- Happy read, Happy talk - Bé rèn kỹ năng đọc hiểu và trình bày
- Fun ABC - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
- Chương trình Hè
Trẻ lì lợm là bản chất tự nhiên
Rất nhiều bậc cha mẹ nhầm lẫn giữa tính lì lợm và bướng bỉnh của bé. Bởi biểu hiện của hai đức tính này gần giống nhau. Song theo các nhà giáo dục Hoa Kỳ thì bố mẹ có thể phân biệt hai đặc điểm trên là dựa vào đặc điểm cá nhân của bé.
Bởi lì lợm là thuộc tính đặc trưng của cá thể trong khi bướng bỉnh nằm trong những yếu tố phụ thuộc vào môi trường bên ngoài. Ví dụ, trường hợp bé bướng bỉnh, muốn chống đối là khi bé giận dỗi hoặc bị bạn ép buộc làm một việc gì đó. Trong khi bé lì lợm phần lớn là vì “bản chất tự nhiên”.
Vì sao trẻ lì lợm?1. Bố mẹ hãy nhớ mỗi đứa trẻ đều có một bản chất hoàn toàn khác nhau: Có bé hiếu động, nghịch ngợm trong khi một số bé khác hiền lành, trầm tính hơn.
2. Bố mẹ không nên ép buộc trẻ tham gia các hoạt động mà bé không thích. Bởi vì khi đó bé sẽ thấy không hứng thú và trở nên thờ ơ với những yêu cầu từ phía bạn. Có trẻ sẽ bày tỏ thái độ chống đối bằng cách ngồi im, không phản ứng.
3. Với những đứa trẻ trong độ tuổi tự nhận thức, trẻ đối mặt với hội chứng rối nhiễu tâm lý và luôn phớt lờ lời bạn nói.
4. Trẻ thường có nhiều thất vọng trong ngày. Trẻ muốn được độc lập nhưng bố mẹ thường không cho trẻ làm những gì trẻ muốn. Trẻ không chỉ thường xuyên nói “không!” mà trẻ cũng nghe thấy “không” rất nhiều.
Trẻ thường rất vọng rất nhiều lần trong ngày bởi vì người lớn thường xuyên nói không với trẻ. Cha mẹ đang cố gắng để trẻ được an toàn và dạy trẻ những nguyên tắc quan trọng. Nhưng trẻ không hiểu được mục đích của người lớn. Trẻ chỉ cảm thấy thất vọng khi bị nghe quá nhiều câu từ chối.
Làm sao để giúp con?
1. Hãy học cách chấp nhận bé:
Bạn chỉ có thể kiên trì và uốn nắn bé. Nếu mực độ lì lợm của bé vẫn trong giới hạn có thể chấp nhận được.
Bạn hãy khuyến khích bé tham gia những hoạt động bé yêu thích. Không ép bé làm những điều mà biết chắc bé không thích như không tắt tivi trong lúc bé đang xem hoạt hình, không ép bé ăn rau, ăn cá…
2. Hãy giải thích cho bé hiểu lý do
Hầu như các bé đều chống đối yêu cầu của bố mẹ khi không biết lý do. Vì vậy bạn hãy kiên trì giải thích cho bé rõ lý do và hậu quả của việc bé không nghe lời. Cẳng hạn, giải thích cho bé hiểu bé phải rửa tay trước khi ăn nếu không bé sẽ bị đau bụng… Thi thoảng, bạn cũng nên để cho bé tự làm theo ý thích của mình.
3. Tảng lờ bé
Nếu bạn nhắc đến giờ đi ngủ mà bé vẫn ngồi bất động chơi ôtô và cố tình “không thèm” trả lời bạn, bạn thử mặc kệ bé. Nói với bé rằng cha mẹ sẽ đi ngủ trước, sau đó, bạn vờ tắt đèn, vào phòng, khép cửa lại, bé sẽ có cảm giác như “bị bỏ rơi” nên nhanh chóng chạy theo chân bạn.
4. Không quát mắng, đánh đòn thái quá
Bé lì lợm phần nhiều do bản chất. Vì thế, những hành vi như mắng mỏ, đánh đập sẽ làm bé “chai sạn” hơn. Không những không sợ, bé sẽ càng ngày càng tỏ ra cứng đầu, khó bảo hơn.
Bằng thái độ kiên quyết và chịu khó lắng nghe con, bố mẹ hãy góp phần triệt tiêu tính ngang ngạnh của bé bởi rất nhiều bé ương bướng, lì lợm, không vâng lời cũng chỉ do muốn thu hút sự chú ý từ cha mẹ mình.
5. Đưa bé đi khám
Nếu bé có những biểu hiện lầm lì bất thường, chậm hoặc kém phản ứng với những yêu cầu của cha mẹ, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám.
(Nguồn: sưu tầm)
Một số sách khác
LÀM THẾ NÀO GIẢI MÃ ĐƯỢC TÍNH CÁCH VÀ NĂNG LỰC HỌC TẬP CỦA CON?
Xây dựng cho con lộ trình phát triển phù hợp, phát huy năng lực bản thân là một trong những mục tiêu giáo dục được ba mẹ và nhà trường quan tâm. Tuy nhiên nhiều ba mẹ vẫn gặp khó khăn trong việc nên bắt đầu từ đâu, quan sát những khả năng của con ở những khía cạnh nào? Nên tập trung phát triển điểm mạnh hay hạn chế điểm yếu của con?
Chi tiết
- Chương trình